Cảnh Báo Ong Đốt

Cảnh Báo Ong Đốt

By Quản Trị Viên Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Mê Linh Th08 23, 2023 33

    Ngày 25/07/2023, Khoa cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc - Bệnh viện đa khoa Mê Linh đã tiếp nhận bệnh nhân nữ 37 tuổi, địa chỉ Tam Đồng, Mê Linh, hà Nội. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng khó thở nhiều, thở rít, nổi mẩn đỏ toàn thân sau khi bị ong đốt. Bệnh nhân được chẩn doán: Phản vệ độ III do ong đốt. Được xử trí theo phác đồ phản vệ, sau 01 ngày điều trị, các triệu chứng của bệnh nhân thuyên giảm, sức khỏe dần ổn định.


 

KHUYẾN CÁO CỦA BÁC SĨ KHI BỊ ONG ĐỐT
    Mùa hè, mùa phát triển của các loài ong, nọc độc của chúng có thể gây ra những phản ứng cho cơ thể, và gây ra những phản ứng dị ứng.
Theo BS.CKI. Lê Văn Sơn - Trưởng khoa cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc: Mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào loài ong, vị trí vết đốt và số lượng vết đốt, trường hợp vết đốt nhiều (khoảng trên 15 nốt người lớn, trên 10 nốt ở trẻ nhỏ) bệnh nhân có nguy cơ bị suy thận, thậm chí tử vong do nọc độc của ong, một số trường hợp cơ địa dị ứng có thể xuất hiện tình trạng sốc phản vệ.

Theo BS. Nguyễn Thành Lộc – khoa HSTC & CĐ: hàng năm bệnh viện đa khoa Mê Linh điều trị cho khoảng 30-40 ca bệnh ong đốt, trong tháng 7 năm nay đã có hơn 20 bệnh nhân nhập viện vì ong đốt.

Xử trí khi bị ong đốt:



+ Ngay lập tức đưa bệnh nhân ra khỏi vùng có ong.
+ Dùng móng tay hoặc nhíp loại bỏ ngòi độc của ong, không nặn bóp tránh gây tổn thương lan rộng.
+ Vệ sinh bằng nước sạch và xà phòng tại vị trí ong đốt
+ Ngay lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
                                                                                                                                 Nguồn: BS Nguyễn Thành Lộc - Khoa CC-HSTC-CĐ

 


 

Thẻ:
Chia sẻ: