Tình hình bệnh sởi tại Việt Nam: Trong 7 tháng đầu năm 2024 ghi nhận 1695 ca phát ban nghi sởi thì có 676 dương tính sởi. Khi đó cả năm 2023 ghi nhận 246 ca phát ban nghi sởi thì có 30 ca dương tính sởi. Đặc biệt đã có 3 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi. Dịch bệnh sởi đang bùng phát mạnh tại các tỉnh phía nam của nước ta, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh.
1. Bệnh sởi là gì?
Bệnh sởi là một bệnh virus có tính lây truyền cao rất phổ biến ở trẻ em. Bệnh đặc trưng bởi sốt, ho, sổ mũi, viêm kết mạc, ban đỏ (hạt Koplik) trên niêm mạc miệng và ban dạng dát sẩn lan từ đầu đến chân. Các biến chứng, chủ yếu là viêm phổi hoặc viêm não, có thể gây tử vong, đặc biệt ở những trẻ suy dinh dưỡng, có bệnh lý nền kèm theo. Chẩn đoán thường chủ yếu dựa vào lâm sàng. Điều trị triệu chứng và hỗ trợ là chính. Tiêm chủng có hiệu quả phòng ngừa rất hiệu quả
2. Một số các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh sởi
- Giai đoạn ủ bệnh từ 7 đến 14 ngày tính từ khi có tiếp xúc vưới nguồn lây bệnh
- Khởi phát bắt đầu bằng sốt, viêm long đường hô hấp trên, ho khan, và viêm kết mạc mắt.
- Xuất hiện các hạt Koplik (giống như những hạt cát trắng có quầng đỏ bao quanh) là đặc trưng của bệnh. Những hạt này xuất hiện trong giai đoạn tiền triệu trước khi bắt đầu phát ban, thường ở các vị trí niêm mạc miệng đối diện với răng hàm trên thứ 1 và thứ 2. Chúng có thể lan rộng, tạo ra đốm đỏ lan toả trong niêm mạc miệng làm cho bệnh nhân cảm giác đau họng tiến triển tăng dần.
- Giai đoạn phát ban thường xuất hiện từ 3 đến 5 ngày sau khi khởi phát triệu chứng, thường là 1 đến 2 ngày sau khi các hạt hạt Koplik xuất hiện.
+ Ban thường bắt đầu trên mặt ở phía trước và sau tai và ở hai bên cổ như những vết ban không đều, sau đó sớm hoà lẫn với các vết sẩn, các tổn thương lan đến thân và chi (bao gồm cả lòng bàn tay và lòng bàn chân) khi chúng bắt đầu mờ dần trên mặt trong vòng khoảng 24 đến 48 tiếng. Những trường hợp nặng có thể xuát hiện tình trạng xuất huyết hoặc bầm máu dưới da.
+ Trong giai đoạn toàn phát này bệnh nhân có thể sốt cao > 40°C, phù nề quanh ổ mắt, viêm kết mạc, hội chứng sợ ánh sáng, ho khan, phát ban da, mệt mỏi và ngứa nhẹ.
+ Các triệu chứng và dấu hiệu toàn thể tương xứng với mức độ nặng của phát ban. Sau khoảng 3 ngày đến 5 ngày, sốt giảm, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn và phát ban nhanh chóng biến mất, để lại vết đổi màu nâu đồng sau đó bong vảy.
+ Những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch có thể không bị phát ban và có thể bị viêm phổi tế bào khổng lồ nặng
+ Các biến chứng của bệnh sởi bao gồm:
Ø Bội nhiễm vi khuẩn hay gặp viêm phổi
Ø Xuất huyết giảm tiểu cầu cấp tính
Ø Viêm não do sởi, viêm não toàn bộ xơ hoá bán cấp
Ø Viêm gan thoáng qua
1. Chẩn đoán bệnh sởi dựa vào:
- Bệnh sử và khám lâm sàng
- Xét nghiệm huyết thanh học
- Phát hiện virus qua nuôi cấy hoặc xét nghiệm PCR
2. Một số bệnh hay gặp giống bệnh Sởi
- Rubella: Không có triệu chứng tiền triệu, sốt và các triệu chứng toàn thân khác vắng mặt hoặc ít trầm trọng hơn, các hạch bạch huyết quanh tai và dưới chẩm tăng kích thước (và thường mềm) và tồn tại trong thời gian ngắn.
- Phát ban do thuốc: Phát ban do quá mẫn với thuốc thường giống với phát ban của bệnh sởi, nhưng không có tiền triệu chứng, không có tiến triển đầu não hoặc ho và thường có tiền sử phơi nhiễm thuốc gần đây.
- Đào ban: Phát ban tương tự như bệnh sởi, nhưng hiếm khi xảy ra ở trẻ em > 3 tuổi. Nhiệt độ ban đầu thường cao, hạt Koplik và không có trạng thái mệt mỏi, và hạ sốt và phát ban xảy ra đồng thời.
3. Điều trị như nào?
- Bệnh sởi chủ yếu điều trị triệu chứng và chăm sóc hỗ trợ; Hạ sốt, dinh dưỡng…Nếu trường hợp biến chứng nặng đưa bệnh nhân điều trị tại các cơ sở y tế.
- Trẻ em cho uống bổ sung vitamin A. Liều được cho uống một lần/ngày trong 2 ngày và phụ thuộc vào tuổi của trẻ:
ü ≥ 12 tháng: 200.000 đơn vị quốc tế (IU)
ü 6 đến 11 tháng: 100.000 IU
ü < 6 tháng: 50.000 IU
4. Phòng bệnh là rất quan trọng:
- Tiêm Vaccin đầy đủ theo khuyến cáo của BYT
Hai liều được khuyến cáo:
+ Liều đầu tiên từ 12 tháng tuổi đến 15 tháng tuổi nhưng có thể tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trong đợt bùng phát sởi hoặc trước khi đi du lịch ra nước ngoài
+ Liều thứ hai ở tuổi 4 đến 6 tuổi
Tại phòng khám tiêm chủng Bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh có đủ các loại Vaccin tiêm phòng bệnh Sởi. Để bảo vệ an toàn cho con em chúng ta trong mùa tựu trường hãy đưa con đến BVĐK huyện Mê Linh để được khám, tư vấn các biện pháp bảo vệ sức khoẻ cho bé. Hotline phòng tiêm chủng: 0868222115
P.KHTH-VTYT