Đau thắt lưng mạn tính, tập luyện thế nào đây?

Đau thắt lưng mạn tính, tập luyện thế nào đây?

By Quản Trị Viên Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Mê Linh Th12 24, 2018 33
Có 6 động tác nên tập khi bị đau thắt lưng mạn tính, có thể tập luyện cho vùng thắt lưng cả khi chưa xuất hiện đau. Việc tập luyện có tác dụng cho tất cả các nguyên nhân gây đau thắt lưng mạn tính, thậm chí khỏi hẳn đau thắt lưng.
" style="color:rgb(76,76,76);border-style:none;">Bv-Nhan-dan-115-dau-that-lung-BS-Nguyen-Xuan-Thang.jpg

Đau thắt lưng mạn tính rất thường gặp, với ba nguyên nhân chính gây đau là thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống và quá tải cơ vùng cạnh cột sống, thời gian gần đây người ta còn cho rằng có một vùng ở não phụ trách kiểm soát đau không hoạt động hiệu quả gây đau mạn tính. 

Tuy nhiên, việc tập luyện đều có tác dụng cho tất cả các nguyên nhân trên, thậm chí khỏi hẳn đau thắt lưng. Nên tập luyện cho vùng thắt lưng cả khi chưa xuất hiện đau.

CÁC ĐỘNG TÁC NÊN TẬP

Động tác 1:
Cách làm: Bệnh nằm ngửa trên mặt phẳng cứng, một chân co vào bụng, dùng 2 tay kéo sát vào ngực; giữ khoảng 15 giây rồi đổi bên.
Một lần làm khoảng 15 động tác như vậy; ngày làm 1 – 2 lần.
Cũng có thể gập cả 2 đùi vào bụng, dùng 2 tay kéo, cố gắng gập cổ cho đầu gần sát khớp gối. 

" style="color:rgb(76,76,76);border-style:none;">Bv-Nhan-dan-115-dau-that-lung-dong-tac-1.jpg

Động tác 2:
Cách làm: Ngồi lên 2 gót chân, đầu cúi sát mặt giường, 2 tay vươn về phía trước, cố gắng để kéo căng cơ vùng thắt lưng, giữ 15 giây. Sau đó đưa người về phía trước chống 2 tay, lưng ưỡn, rồi làm lặp lại.
Một lần làm khoảng 15 động tác, ngày làm 1 – 2 lần.

" style="color:rgb(76,76,76);border-style:none;">e47Bv-Nhan-dan-115-dau-that-lung-dong-tac-2.jpg

Động tác 3:
Cách làm: Nằm ngửa, 2 chân gấp, bàn chân đặt xuống giường, cẳng chân vuông góc với mặt giường, 2 tay giang rộng đặt trên mặt giường hoặc đặt trên bụng.
Xoay chân tối đa sang 2 bên có thể làm được, đồng thời xoay đầu phối hợp. Xoay đầu và chân ngược chiều nhau, chân xoay bên trái thì đầu xoay sang phải, sau đó làm ngược lại.
Một lần xoay khoảng 20 – 30 lần; ngày làm 2 – 3 lần. 

" style="color:rgb(76,76,76);border-style:none;">Bv-Nhan-dan-115-dau-that-lung-dong-tac-3.jpg


Động tác 4:
Cách làm: Nằm ngửa, 2 chân co, cẳng chân vuông góc với mặt giường.
Dùng điểm tựa là vai và bàn chân, từ từ nâng mông lên khỏi mặt giường, giữ khoảng 15 giây rồi từ từ đặt mông xuống giường.
Một lần tập khoảng 10 – 15 động tác như vậy. Ngày làm 2 – 3 lần.

" style="color:rgb(76,76,76);border-style:none;">Bv-Nhan-dan-115-dau-that-lung-dong-tac-4.jpg

Động tác 5:
Dùng lực của cơ lưng và cơ bụng, ép sát vùng thắt lưng và vùng mông xuống mặt giường, giữ lực khoảng 10 giây, sau đó thả lỏng cơ rồi lại làm lại lần tiếp theo.
Một ngày làm khoảng 2 – 3 lần, mỗi lần 10 -15 động tác như vậy.
" style="color:rgb(76,76,76);border-style:none;">Bv-Nhan-dan-115-dau-that-lung-dong-tac-5.jpg

Động tác 6:
Tập xà đơn, bơi, yoga: 
Nếu là người trẻ thì có thể tập xà đơn, tập động tác này giúp khỏe mạnh cơ lưng và giúp thư giãn cột sống thắt lưng. Tuy nhiên, nên khởi động làm nóng cơ thể trước khi tập, đặc biệt khởi động tốt khớp vai.
Mọi người đều có thể tập bơi, nếu không biết bơi thì có thể tập các động tác dưới nước cũng rất có lợi cho cột sống thắt lưng. Khi tập dưới nước nên chú ý tiếp xúc với nước từ từ, tránh gây lạnh đột ngột, đặc biệt với người lớn tuổi, người tăng huyết áp hoặc bệnh tim mạch khác.
Tập yoga rất có lợi, ngoài phòng, chữa các chứng đau, còn có lợi cho phòng và chữa các bệnh khác. Tuy nhiên, khi bị đau lưng do thoát bị đĩa đệm thì không nên tập các động tác cúi tối đa hoặc ngửa tối đa vì có thể làm đĩa đệm dịch chuyển gây thoát vị nhiều hơn.

Chú ý:
- Khi tập thấy động tác đó đau thì dừng lại, khi tập ngày hôm sau thấy đau hoặc mệt mỏi hơn thì phải giảm cường độ và thời gian tập.
- Nên tập từ từ tăng dần để cơ thể thích nghi kịp với động tác. 

CÁC TƯ THẾ SINH HOẠT CẦN CHÚ Ý

Một số điều nên tránh để phòng đau thắt lưng và tránh tổn thương thêm khi đã bị đau, như: ngồi cong lưng khi làm việc, nâng vật nặng trong tư thế cong lưng, không khởi động khi chơi thể thao, ngồi làm việc quá lâu trong một tư thế, ít vận động.

Tư thế ngồi đúng khi ngồi làm việc:

" style="color:rgb(76,76,76);border-style:none;">Bv-Nhan-dan-115-dau-that-lung-dong-tac-6.jpg

Tư thế nâng vật nặng đúng và không đúng:

" style="color:rgb(2,157,155);border-style:none;">Bv-Nhan-dan-115-dau-that-lung-dong-tac-7.JPG

Thẻ:
Chia sẻ: