Sốt xuất huyết đã trở thành mối lo ngại về sức khỏe cộng đồng ngày càng tăng với khoảng 4 tỷ người ở 130 quốc gia được xác định có nguy cơ nhiễm trùng. Từ năm 2000 đến năm 2019, Tổ chức Y tế thế giới đã ghi nhận số ca được báo cáo trên toàn thế giới tăng gấp 10 lần, từ 500.000 ca lên 5,2 triệu ca. Vào tháng 1-2024, hơn nửa triệu ca sốt xuất huyết và hơn 100 ca tử vong liên quan đến sốt xuất huyết đã được báo cáo trên toàn cầu, tăng 189% so với cùng kỳ năm 2023.
Để kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước ASEAN trong phòng, chống sốt xuất huyết, hướng tới một cộng đồng ASEAN không còn sốt xuất huyết, từ năm 2011, Tổ chức ASEAN và Tổ chức Y tế Thế giới cùng 10 thành viên ASEAN đã thống nhất chọn ngày 15 tháng 6 hằng năm là "Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết".
Chủ đề năm nay: “Tìm và loại bỏ nơi muỗi vằn đẻ trứng”
1. Dọn dẹp vật phế thải xung quanh nhà
2. Thu gom vật phế thải và bỏ vào thùng rác có nắp đậy
3. Đổ cát vào đầy bát nhang nếu để ngoài trời
4. Lấp đầy cát hoặc xi măng vào hốc cây đọng nước
5. Dọn dẹp mái hiên, nóc nhà, máng xối, … khơi thông dòng chảy, không để đọng nước
6. Xếp chồng vỏ xe lên nhau và để nơi có mái che
7. Quấn kín vỏ xe bằng băng keo nếu để ngoài trời
8. Đục lỗ vỏ xe đúng cách để không đọng nước
9. Đậy kín vật chứa nước ngoài trời, không để tạo thành chỗ trũng
10. Chà rửa và thay mới nước máng uống vật nuôi mỗi 5 đến 7 ngày
11. Đổ nước đọng, lật úp chậu kiểng chưa sử dụng
12. Đậy kín hoặc để chậu kiểng chưa sử dụng ở nơi có mái che
13. Đục lỗ đủ lớn cho nước chảy ra ở đáy chậu kiểng đang trồng cây cảnh
14. Dọn vệ sinh đĩa lót chậu cây ngay khi thấy đọng nước
15. Thả cá diệt lăng quăng vào nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt
16. Bỏ muối vào khu vực đọng nước không thể dọn dẹp
17. Đậy kín vật trữ nước và kiểm tra mỗi 5 đến 7 ngày
18. Chà rửa vật trữ nước ngay khi phát hiện lăng quăng
19. Hàng tuần chà rửa và thay mới nước lọ hoa, chậu cây thủy sinh
20. Hàng tuần chà rửa và thay mới nước xô, thùng
P.KHTH