Bú mẹ là cách tốt nhất và an toàn nhất để nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã khuyến cáo tất cả các bà mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu. Dù ý thức được tầm quan trọng của sữa mẹ nhưng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu hiện nay khá thấp ở nhiều quốc gia.
Tại Việt Nam, tỷ lệ này được ước tính là 22,7% năm 2015 và 45,4% năm 2020 theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng. Đây là con số đáng lo ngại và chính điều này, trở thành nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng to lớn tới mầm non tương lai của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ
Lợi ích đối với trẻ
Là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của trẻ trong 6 tháng đầu.
Thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ. Giúp trẻ phát triển trí não tối ưu.
Phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp.
Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng cho trẻ
Dễ tiêu hóa và hấp thu
Sạch sẽ, luôn sẵn sàng và ở nhiệt độ phù hợp.
Lợi ích đối với bà mẹ
Cho trẻ bú sớm ngay sau khi sinh giúp xổ rau, kích thích co hồi tử cung và giảm nguy cơ chảy máu sau đẻ cho mẹ.
Cho trẻ bú ngay và thường xuyên sẽ kích thích tăng cường sản xuất sữa và phòng cương tức vú cho mẹ.
Bú mẹ có lợi ích kinh tế cao (tiết kiệm chi phí).
Giúp tăng cường tình cảm mẹ con.
Giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng cho mẹ
Chậm có kinh và có thai lại giúp mẹ KHHGĐ
Lợi ích với xã hội
Giảm nguy cơ bệnh tật.
Giảm các chi phí y tế.
2. Nguyên tắc nuôi con bằng sữa mẹ.
Trẻ bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh (trong 1 giờ đầu) để kích thích mẹ tiết sữa.
Cho trẻ bú theo nhu cầu bất kể ngày đêm.
Bú hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu, không cần ăn thêm bất kỳ thức ăn đồ uống nào khác.
Bú hết một bên vú rồi mới chuyển sang bên kia để đảm bảo trẻ được bú cả sữa đầu và sữa cuối.
Thời gian trung bình mỗi bữa bú 15 – 20 phút.
Nên cai sữa khi trẻ được 24 tháng hay lâu hơn nếu có thể.
Khi mẹ bị bệnh, trẻ ốm, trẻ không tự bú được thì nên vắt sữa và cho trẻ ăn bằng thìa.
3. Cách cho con bú
Tư thế
Tùy điều kiện mẹ có thể cho trẻ bú ở tư thế nằm hay ngồi nhưng phải đảm bảo bà mẹ và trẻ đều ở tư thế thoải mái, thư giãn.
Đầu và thân trẻ phải nằm trên cùng một đường thẳng.
Bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ.
Mặt trẻ quay vào vú mẹ và mũi trẻ đối diện với núm vú.
Đỡ toàn bộ cơ thể trẻ
Quầng vú ở phía trên miệng trẻ còn lại nhiều hơn quầng vú ở phía dưới.
Miệng trẻ mở rộng.
Môi dưới hướng ra ngoài.
Cằm trẻ chạm vào vú mẹ.