Phác đồ điều trị Khoa nhi

Phác đồ điều trị Khoa nhi

By Quản Trị Viên Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Mê Linh Th12 06, 2018 87

CO GIẬT DO SỐT

 

1.  ĐẠI CƯƠNG

-   Co giật thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 60 tháng tuổi, các cơn co giật xuất hiện trong quá trình mắc một bệnh cấp tính có sốt, nhưng không phải do nhiễm trùng thần kinh hoặc có các cơn co giật không do sốt trước đó và các dấu hiệu bất thường hệ thần kinh.

-   Bệnh thường gặp ở trẻ em, 2 - 5% trẻ khỏe mạnh có thể bị co giật do sốt.

-   Khoảng 30% trẻ em co giật do sốt sẽ có nguy co giật lần 2, tuy nhiên chỉ 1 - 2% co giật do sốt đơn thuần và khoảng 10% co giật do sốt phức hợp có nguy cơ bị động kinh sau này.

-    Nguyên nhân thường do các bệnh cấp tính gây sốt như: nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hóa, hệ tiết niệu...

2.  CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI

2.1.   Chẩn đoán:

Co giật do sốt thường hay gặp, chiếm tỷ lệ 3-5% ở trẻ em. Co giật có thể xuất hiện trước khi khởi phát sốt hoặc khi sốt mức độ trung bình, tuy nhiên thường hay gặp khi trẻ sốt trên 38º5. Có sự liên quan giữa nhiệt độ thấp với thời gian ngắn từ khi sốt đến khi xuất hiện cơn co giật làm tăng nguy cơ tái xuất hiện các cơn co giật do sốt.

2.2.   Phân loại co giật do sốt

a.  Co giật do sốt đơn thuần

-   Xảy ra ở trẻ không có bất thường hệ thần kinh.

-   Cơn co giật toàn thể, thời gian dưới 15 phút

b.  Co giật do sốt phức tạp: khi có một trong các biểu hiện sau:

-   Co giật cục bộ hoặc khởi phát cục bộ

-   Thời gian có giật kéo dài trên 15 phút

-   Không phục hồi hoàn toàn chức năng hệ thần kinh trong vòng 1 giờ

-   Tái phát các cơn co giật trong đợt sốt

c.  Trạng thái động kinh do sốt

-   Là những cơn co giật kéo dài trên 30 phút.

Một số lưu ý:

+ Một số trẻ xuất hiện cơn co giật trong quá trình mắc một bệnh nhiễm trùng cấp tính (viêm dạ dày ruột) mà không có bằng chứng của sốt, việc điều trị và tiên lượng tương tự như co giật do sốt.

+ Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi bị co giật do sốt cao cần thận trọng với tình trạng nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.

d.  Chẩn đoán phân biệt

Cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý như viêm màng não nhiễm khuẩn, viêm não, hội chứng lỵ, sử dụng một số thuốc (thuốc chống trầm cảm 3 vòng, amphetamine, cocaine), rối loạn điện giải, hạ đường máu hay chấn thương đầu.

3.  THĂM KHÁM LÂM SÀNG

3.1.   Lâm sàng

-   Thăm khám một cách toàn diện, khai thác các yếu tố tiền sử và bệnh sử.

-   Đánh giá đặc điểm cơn co giật

-   Đánh giá các dấu hiệu thần kinh, hội chứng não – màng não.

-   Phát hiện các bệnh nhiễm trùng kèm theo

3.2.   Cận lâm sàng

-   Các xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu, nước tiểu, chụp X – quang để đánh giá tình trạng nhiễm trùng nếu cần thiết.

-   Điện não đồ ít có giá trị ở bệnh nhi bị co giật do sốt đơn thuần. Một số trường hợp khác có chỉ định ghi điện não đồ như: trạng thái động kinh do sốt cao hay co giật do sốt phức hợp.

-    Chọc dò tủy sống: với những trẻ dưới 6 tháng tuổi hoặc nghi ngờ có nhiễm trùng thần kinh.

4.  ĐIỀU TRỊ

4.1.   Điều trị trong đợt sốt

-   Xử trí cơn co giật

+ Để trẻ nằm yên, tránh kích thích

+ Đặt đầu trẻ nghiêng bên phải, nới rộng quần áo

+ Thở ô xy nếu cơn giật kéo dài trên 5 phút hoặc có tình trạng thiếu oxy

+ Nhanh chóng lấy nhiệt độ và các chỉ số sinh tồn

Trong một số trường hợp có thể đặt vật mềm hay đè lưỡi giữa 2 hàm răng để trẻ không cắn vào lưỡi.

+ Trong trường hợp cơn co giật kéo dài có thể thụt Diazepam 0,5mg/kg theo đường hậu môn hoặc 0,2-0,3mg/kg đƣờng tiêm tĩnh mạch chậm. Hoặc sử dụng Midazolam 0,1mg/kg theo đường tiêm tĩnh mạch chậm.

+ Đối với trạng thái động kinh do sốt cao được xử trí như trạng thái động kinh, nhất thiết phải đưa trẻ đến cơ sở y tế có đủ điều kiện cấp cứu.

-   Kiểm soát thân nhiệt.

+ Khi sốt trên 38oC, hạ sốt bằng Paracetamol 15 mg/kg/1 lần, uống hoặc đặt hậu môn, nhắc lại sau 4-6 giờ (nếu vẫn sốt), nhưng không được quá 60 mg/kg/24 h (hoặc Ibuprofen 10mg/kg/lần, 6 giờ/lần).

+ Kết hợp các biện pháp vật lý như: chườm trán, nách, bẹn cho bệnh nhân bằng nước ấm 32 – 350C, nới bỏ quần áo.

-   Điều trị bệnh cơ bản gây sốt tùy theo từng bệnh nhân.

-   Trong đợt sốt có thể sử dụng Depakin 20mg/kg/ngày (uống chia 2 lần), hoặc Gardenal (phenobacbital) 5mg/kg/ngày.

4.2.   Điều trị dự phòng ngoài đợt sốt

-   Kiểm soát tốt tình trạng tăng thân nhiệt.

-   Thuốc kháng động kinh, an thần kinh dùng dài hạn thƣờng không được chỉ định. Một số ít trẻ bị tái phát các cơn co giật thường xuyên hoặc có các yếu tố nguy cơ co giật cao có thể cân nhắc sử dụng.

-   Hướng dẫn, tư vấn cho cha mẹ trẻ cách điều trị và hẹn khám lại định kỳ.

5.  TIÊN LƯỢNG VÀ TIẾN TRIỂN

Tỷ lệ tái phát phụ thuộc vào tuổi của trẻ, cơn giật xuất hiện ở trẻ càng nhỏ nguy cơ tái phát co giật do sốt càng cao (1 tuổi là 50 %; 2 tuổi là 30%) .

-    Nguy cơ mắc động kinh tăng lên nếu gia đình có tiền sử động kinh, chậm phát triển thần kinh, co giật kéo dài hoặc giật cục bộ.

-   Nguy cơ mắc động kinh: nếu không có yếu tố nguy cơ khoảng 1%, nếu có 1 yếu tố nguy cơ khoảng 2%, nếu hơn 1 yếu tố nguy cơ khoảng 10%.

6.  TƯ VẤN CHO GIA ĐÌNH

-   Cha mẹ cần được hướng dẫn cách xử trí khi trẻ bị co giật, cách sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc chống co giật trong trường hợp cần thiết.

-   Phải đưa trẻ tới cơ sở y tế (hoặc gọi bộ phận cấp cứu) khi cơn giật kéo dài quá 10 phút hoặc sau cơn giật 30 phút trẻ không trở lại bình thường.

            -Cần giải thích cho cha mẹ trẻ yên tâm là co giật do sốt đơn thuần thường không ảnh hưởng             

                    đến sự phát triển của trẻ cũng như nguy cơ mắc động kinh sau này.

 

CO GIẬT SƠ SINH

                    I. ĐỊNH NGHĨA

                        Co giật sơ sinh biểu hiện rất đa dạng,đôi khi kín đáo dễ bỏ sót, gồm:

                        - cử động bất thường hoặc thay đổi trương lực cơ của thân và chi:co giật toàn thân hoặc khu trú, gồng cứng kiểu mất vỏ hoặc mất não,                 hoặc giảm trương lực cơ toàn thân

                        - cử động bất thường ở mặt, miệng, lưỡi: mút ,chu miệng, nhai

                        - cử động bất thường ở mắt: nhìn một chỗ, giật nhãn cầu

                        -  hệ thần kinh thực vật: cơn ngưng thở,thở kiểu tăng thông khí, thay đổi nhịp tim, huyết áp, phản xạ đồng tử

                        Khác với trẻ lớn,co giật ở trẻ sơ sinh thường có nguyên nhân rõ ràng, do đó tìm và điều trị nguyên nhân là rất quan trọng khi xử trí co giật                 ở trẻ sơ sinh

                    II. CHẨN ĐOÁN

                    1. Hỏi

                        - Bệnh sử/ tiền sử sản khoa: sinh ngạt, sinh hút, sinh forceps, bú kém, bỏ bú,sốt, mẹ có dùng piridoxin, isoniazid trong thai kỳ

                        - Thời gian khởi phát co giật:

                            + Trong 48h đầu sau sinh: thường do sinh ngạt,xuất huyết nội sọ, hạ đường máu, hạ Calci, dị dạng não, phụ thuộc Pyridoxin

                            + N 3-7 thường do viêm màng não, hạ Calci máu

                            + Sau 7 ngày: rối loạn chuyển hóa bẩm sinh

                    2. Khám Lâm Sàng

                    - Co giật toàn thân hay khu trú

                    -   Đồng tử, phản xạ ánh sáng

                    - Cơn ngưng thở

                    - Tìm dấu hiệu thóp phồng

                    - Tìm dấu hiệu thiếu máu: màu sắc da niêm mạc

                    - Tìm ổ nhiễm trùng

                    - Dị tật bẩm sinh não

                    - Phân biệt co giật với run chi lành tính: run chi lành tính không ảnh hưởng mắt, tần số run nhanh hơn co giật, thường khởi phát từ kích thích         bên ngoài và chấm dứt khi kiềm giữ nhẹ chi

                3. Cận Lâm Sàng

                    - Đường máu: hạ đường máu

                    - Điện giải đồ: Na,K,Ca,Mg

                    - Nhiễm trùng: CTM, CRP

                    - Siêu âm não: xuất huyết não

                    - Dịch não tủy: viêm màng não

            III. ĐIỀU TRỊ

                1. Điều trị cấp cứu:

                    a. Thông đường thở; hút đờm nhớt

                    b. Thở oxy hoặc đặt nội khí quản giúp thở

                    c. Thuốc chống co giật:

                Phenobarbital: 20mg/kg TTM 30 phút, sau 30 phút, nếu còn co giật lặp lại liều thứ 2: 5mg/kgTTM 5 phút.Tổng liều tối đa không quá             40mg/kg.Tùy theo nguyên nhân có thể duy trì phenobarbital 5mg/kg/ngày(TB/uống)

                        Nếu không đáp ứng với Phenobarbital liều cao: Midazolam 0,1mg/kg/lần TM sau đó duy trì: 0,01-0,06mg/kg/giờ (nếu còn co giật)

                2. Điều trị đặc hiệu

                    - Hạ đường máu: glucose/máu < 2,4mmol/l

                    - glucose 10%: 2ml/kgTMC trong 2-3 phút

                    - duy trì: 6-8mg/kg/phút (glucose 10% 3-5ml/kg/giờ)

                    - theo dõi dường máu 2-4 giờ cho đến khi đường máu ổn định

                    - Hạ Calci máu (Ca ion < 1 mmol/l)

                    - Calcium gluconat 10% 1-2ml/kgTMC trong 5 phút

                    - Nếu không đáp ứng lặp lại liều trên sau 10 phút

                    - Duy trì: 5ml calcium gluconat 10%/kg/ ngày TTM hoặc dạng uống

                    - Hạ Mg máu(Mg/ máu< 1,2mg%)

                    - Magesium sulfate 15%: 0,3-0,6 ml/kgTMC trong 5 phút , có thể lặp lại liều trên mỗi 6- 12h nếu Mg/máu vẫn thấp

                    - Duy trì: Magnesium sulfate 15% 0,6 ml/kg/ngày uống

                    - Các NN khác: hạ Na/máu, tăng Na/máu, viêm màng não,xuất huyết não-màng não(xem các phác đồ tương ứng)

 

 

HẠ ĐƯỜNG MÁU SƠ SINH

                I. ĐỊNH NGHĨA

                    Hạ đường máu sơ sinh khi Gluscose máu < 2,4mmol/l

                II. CHẨN ĐOÁN:

                    1) Hỏi

                            - Bú kém /bỏ bú

                            - Khóc thét/ khóc yếu

                            - Co giật

                            - Tình trạng dinh dưỡng từ sau sinh đến lúc mắc bệnh

                            - Tiền sử sanh ngạt / non / già tháng

                            - Mẹ có truyền dịch Glucose ưu trương trong thời gian chuyển dạ

                            - Tiền sử mẹ tiểu đường

                    2) Lâm sàng: có thể có hoặc không có triệu chứng lâm sàng

                            - Thần kinh: li bì, run giật chi, co giật, giảm trương lực cơ, phản xạ bú yếu hoặc mất. Thóp không phồng

                            - Triệu chứng khác: cơn ngưng thở, hạ thân nhiệt

                            - Tìm các yếu tố nguy cơ gây hạ đường máu: già tháng, non tháng, nhẹ cân / lớn cân so với tuổi thai, đa hồng cầu, các bệnh lý khác đi                 kèm

                3) Cận lâm sàng

                            - Test đường máu mao mạch

                            - Khi đường máu < 2,4mmol/l cần làm thêm các xét nghiệm sau:

                            + Đường máu: chẩn đoán xác định hạ đường máu

                            - Chẩn đoán xác định: đường máu < 2,4mmol/l

                            - Chẩn đoán có thể: triệu chứng thần kinh + Glucose máu < 2,4mmol/l

                    III. ĐIỀU TRỊ

                    1. Nguyên tắc:

                            - Truyền Glucose nâng đường huyết về bình thường

                            - Dinh dưỡng qua đường miệng càng sớm càng tốt

                    2. Xử trí hạ đường máu dựa vào 2 yếu tố :

                            - Có hay không có triệu chứng lâm sàng

                            - Mức độ đường máu đo được

                        a. Có triệu chứng LS:

                            - Thử đường máu

                            - Dextrose 10% 2ml/kg TMC 2-3 phút

                            - Duy trì :dextrose 10% 6-8mg/kg/phút ( 3-5ml/kg/giờ)

                            - Thử lại đường máu sau 1giờ:

                            + Nếu < 2,4mmol/l: tăng liều dextrose 10% 10-15mg/kg/phút (6-10ml/kg/giờ)

                            + Nếu < 2,4mmol/l: tiếp tục truyền dextrose duy trì. Cho ăn sớm

                            - Theo dõi đường máu mỗi 1-2h cho đến khi dextrotix >40mg%, sau đó theo dõi mỗi 4h

                        b. Không triệu chứng LS

 

Đường máu <25mg%

(<1,5mmol/l )

Đường máu 25-40mg%

( 1,5 – 2,4 mmol/l )

Đường máu >40 mg%

( > 2,4 mmol/l )

 

1- Thử đường máu

2- Nếu vẫn (<1,5mmol/l: Dextrose10% 2ml/kgTMC

Duy trì: dextrose10% TTM 6-8mg/kg/phút

3- Cho ăn sớm

4- TD đường huyết sau 1h

1- Thử đường huyết

2- Cho ăn sớm

3- Td đường máu mỗi 4-6h đến khi đường huyết ổn định

4- Nếu đường huyết vẫn thấp, truyền dextrose10% 6mg/kg/phút

1- Cho ăn sớm

2- Td đường máu mỗi

8-12h trong 24h đầu/ nhóm trẻ nguy cơ

                                                                      ↓

Ngưng theo dõi đường máu khi dung nạp đủ lượng sữa và kết quả đường máu 3 lần liên tục >2,4mmol/l

            3. Một số điểm lưu ý

                - Loại dung dịch glucose được chọn trong điều trị hạ đường máu là Dextrose10%,

                   Không dùng dextrose 30% vì có nguy cơ gây hoại tử da, xuất huyết não do nồng

          độ thẩm thấu cao (1515mOsm/l)

                - Liều khởi đầu là 6mg/kg/phút tăng liều truyền nếu đường máu vẫn thấp cho đến

        khi đạt tối thiểu là 2,4 mmol/l. Nồng độ glucose không vượt quá 12,5% nếu truyền

        TM ngoại biên

                - Hạ đường máu kéo dài:

               + Tăng dần tốc độ truyền glucose đến 16-20mg/kg/phút (không vượt quá

          20mg/kg/phút)

                + Hydrocortisone 5mg/kg/ngày chia 4 TM hoặc prednisone 2mg/kg/ngày(u)

               - Nếu Hạ đường máu vẫn tiếp tục, thường ít gặp, cần làm xét nghiệm tìm NN do rối loạn nội tiết để điều trị đặc hiệu.

 

 

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

            I. Chẩn đoán:

                    - Yếu tố dịch tể: Căn cứ vào tuổi, mùa, vùng lưu hành bệnh, số trẻ mắc bệnh trong cùng một thời gian.

                    - Lâm sàng: phỏng nước điển hình ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, kèm sốt hoặc không.

                    - Chẩn đoán xác định: xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập có virus gây bệnh.

            II. Chẩn đoán phân biệt:

                1. Các bệnh có biểu hiện loét miệng: Viêm loét miệng (áp tơ): vết loét sâu, có dịch tiết, hay tái phát.

                2. Các bệnh có phát ban da:

                    - Sốt phát ban: hồng ban xen kẻ ít dạng sẩn, thường có hạch sau tai.

                    - Dị ứng: hồng ban đa dạng, không có phỏng nước.

                    - Viêm da mủ: Đỏ, đau, có mủ.

                    - Thủy đậu: Phỏng nước nhiều lứa tuổi, rải rác toàn thân.

                    - Nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu: mảng xuất huyết hoại tử trung tâm.

                    - Sốt xuất huyết dengue: Chấm xuất huyết, bầm máu, xuất huyết niêm mạc.

               3. Viêm não- màng não:

                    - Viêm màng não do vi khuẩn

                    - Viêm não –màng não do virus khác.

            III. Phân độ lâm sàng:

                1. Độ 1: Chỉ loét miệng và hoặc tổn thương da.

                2. Độ 2:

                    - Độ 2a: Có 1 trong các triệu chứng sau:

                    + Bệnh sử có giật mình < 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám

                    + Sốt >2 ngày,hay sốt ≥39độ C, nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ.

                    - Độ 2b:

                    * Nhóm 1: Có 1 trong các biểu hiện sau:

                    + Giật mình ghi nhận lúc khám.

                    + Bệnh sử có giật mình ≥ 2l/30p.

                    + Bệnh sử có giật mình kèm theo 1 dấu hiệu sau:

                       Ngủ gà; Mạch nhanh >130l/p (khi trẻ nằm yên không sốt).

                    * Nhóm 2: Có 1 trong các biểu hiện sau:

                    + Sốt cao ≥ 39 độC (đo nhiệt độ hậu môn) không đáp ứng với thuốc hạ sốt.

                    + Mạch nhanh >150l/p(khi trẻ nằm yên không sốt).

                    + Thất điều: run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.

                    + Rung giật nhãn cầu, lác mắt.

                    +Yếu chi hoặc liệt chi.

                    + Liệt thần kinh sọ: nuốt sặc, thay đổi giọng nói...

                3. Độ 3: Có các dấu hiệu sau:

                    - Mạch nhanh >170l/p(khi trẻ nằm yên không sốt).

                    - Một số trường hợp có thể mạch chậm(dấu hiệu nặng).

                    - Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú.

                    - HA tâm thu tăng:

                    + Trẻ dưới 12th HA>100mmHg

                    + Trẻ từ 12th đến dưới 24th HA>110mmHg

                    + Trẻ trên 24th HA> 115mmHg

                    - Thở nhanh, thở bất thường: cơn ngưng thở, thở bụng, thở nông, rút lõm ngực, khò khè, thở rít thì hít vào.

                    - Rối loạn tri giác(Glasgow <10 điểm).

                    - Tăng trương lực cơ.

            4. Độ 4: Có 1 trong các dấu hiệu sau:

                - Sốc.

                - Phù phổi cấp.

                - Tím tái, SpO2 < 92%

                - Ngưng thở, thở nấc.

            IV. Các xét nghiệ cơ bản:

               - Công thức máu: Bạch cầu thường trong giới hạn bình thường. Bạch cầu tăng trên 16.000/mm3 hay đường huyết tăng > 160mg% (8,9 mmol/l)             thường liên quan đến biến chứng

              - Protein C phản ứng (CRP) trong giới hạn bình thường (< 10 mg/L).

              - Đường huyết, điện giải đồ, X quang phổi đối với các trường hợp có biến chứng từ độ 2b.

 

          V. Điều trị:

                1. Độ 1: Điều trị ngoại trú vá theo dõi tại y tế cơ sở.

                    - Dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi. trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sửa mẹ.

                    - Hạ sốt khi sốt cao bằng Paracetamol liều 10-15mg/kg/ lần(uống) mỗi 6 giờ.

                    -Vệ sinh răng miệng.

                    - Nghỉ ngơi, tránh kích thích.

                    - Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh. Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.

                    - Cần tái khám ngay khi có dấu hiệu từ độ 2a trở lên như:

                    + Sốt cao ≥ 39 độC

                    + Thở nhanh, khó thở.

                    + Giật mỉnh, lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều.

                    + Đi loạng choạng.

                    + Da nổi vân tím, vả mồ hôi, tay chân lạnh.

                    + Co giật, hôn mê.

            2. Độ 2:

                    - Độ 2a: Điều trị như nhóm 1. trường hợp trẻ sốt cao không đáp ứng tốt với paracetamol có thể phối hợp với Ibuprofen 5-10 mg/kg/ lần lặp lại mỗi 6-8         giờ nếu cần (dùng xen kẽ với các lần sử dụng paracetamol), không dùng thuốc hạ sốt nhóm aspirin. Tổng liều tối đa của ibuprofen là 40mg/kg/ ngày.

                    +Thuốc: Phenobarbital 5-7mg/kg/ ngày, uống.

                    +Theo dõi sát để phát hiện dấu hiệu chuyển độ.

                    -Độ 2b: Điều trị tại phòng cấp cứu hoặc hồi sức.

                    + Nằm đầu cao 30 độ.

                    + Thở Oxy qua mũi 3-6 lít/ p

                    + Hạ sốt tích cực nếu trẻ có sốt.

                    + Thuốc:

                    * Phenobarbital: 10-20mg/kg/ truyền tĩnh mạch. Lặp lại sau 8-12 giờ khi cần.

                    * Immunoglobulin:

                    - Nhóm 1: Nếu triệu chứng không giảm sau 6 giờ điều trị bằng phenobarbital thì cần chuyển tuyến để sử dụng Immunoglobulin.

                    * Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, kiểu thở, tri giác, ran phổi mỗi 1-3 giờ trong 6 giờ đầu, sau đó theo chu kỳ 4-5 giờ.

                    *TD độ bão hòa oxy SpO2 và theo dõi mạch liên tục (nếu có máy).

                3. Tiêu chuẩn xuất viện:

                    - Khi có đủ 4 tiêu chuẩn sau:

                    + Không sốt ít nhất 24 giờ liên tục(không sử dụng thuốc hạ sốt)

                    + Không còn các biểu hiện lâm sàng phân độ nặng từ độ 2a trở lên ít nhất trong 48 giờ.

                    + Có điều kiện theo dõi tại nhà và tái khám ngay nếu có diễn tiến nặng (nếu chưa đến ngày thứ 8 của bệnh, tính từ lúc khởi phát).

                    + Các di chứng (nếu có) đã ổn định.

 

 

CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU NGUYÊN PHÁT Ở TRẺ EM

 

1.  ĐỊNH NGHĨA

Xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát là tình trạng rối loạn trung gian miễn dịch mắc phải, đặc trưng là số lượng tiểu cầu giảm đơn độc dưới 100x109/L (100.000/mm3)

2.  NGUYÊN NHÂN

Do xáo trộn miễn dịch trong cơ thể: cơ thể tự sinh gia kháng thể kháng tiểu cầu, rối loạn sinh mẫu tiểu cầu, ảnh hưởng của tế bào T.

3.  CHẨN ĐOÁN

3.1.   Lâm sàng

-   Xuất huyết dưới da: chấm, nốt bầm tím tự nhiên

-   Xuất huyết do va đập, cào xước

-   Chảy máu kéo dài: mũi, chân răng, chỗ chọc kim, vết thương, nhổ răng...

-   Kinh nguyệt ồ ạt ở trẻ gái lớn (rong kinh)

-   Chảy máu nội tạng: đường tiêu hóa, đường tiết niệu, phổi, não

3.2.   Cận lâm sàng:

Số lượng tiểu cầu giảm dưới 100.000

Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu bình thường theo lứa tuổi Hemoglobin bình thường hoặc giảm do chảy máu hoặc thiếu máu kèm

                    Đông máu cơ bản: PT bình thường, Fib bình thường, APTT không kéo dài

3.3.   Chẩn đoán xác định:

Dựa vào lâm sàng có xuất huyết, không có gan lách to, hạch to và xét nghiệm có tiểu cầu giảm đơn độc, không có tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán

3.4.   Phân loại:

-   Giảm tiểu cầu miễn dịch cấp tính khi tiểu cầu về bình thường (>150000/ mm3) trong 3 tháng, không tái phát.

-   Giảm tiểu cầu miễn dịch dai dẳng: không đạt được lui bệnh hoặc không giữ được bệnh ổn định sau khi ngừng điều trị, sau khi chẩn đoán 3- 12 tháng.

-   Giảm tiểu cầu miễn dịch mãn tính: giảm tiểu cầu kéo dài > 12 tháng.

4.  ĐIỀU TRỊ

4.1.   Nguyên tắc điều trị

4.2.  Giảm tiểu cầu cấp tính:

Dựa vào bảng sau để quyết định điều trị

        Độ nặng của chảy máu và chỉ định điều trị

 

Chảy máu/ chất lượng cuộc sống

Hướng điều trị

Độ 1: ít xuất huyết (tổng số  100) và/hoặc  5 mảng xuất huyết ( 3cm) không có chảy máu niêm mạc

Độ 2: nhiều xuất huyết ( tổng số> 100) và/ hoặc >5 mảng xuất huyết (> 3cm đường kính)

 

 

 

Độ 3: Chảy máu ở mức trung bình,

chảy máu niêm mạc, ảnh hưởng tới lối sống

Độ 4: Chảy máu niêm mạc rõ hoặc nghi ngờ chảy máu trong

Giải thích, theo dõi

 

 

 

Giải thích, theo dõi, điều trị trên một số trẻ (gia đì nh

tha thiế t điề u trị hoặ c không theo dõ i sá t đượ c)

Điều trị

 

Điều trị

-    Vớ i trẻ        < 5 tuổ i: tiêm tĩnh mạch Methylprednisolon 4mg/kg trong 4 ngày, giảm liều dần đế n 7 ngày.

-   Vớ i trẻ > 5 tuổ i: Uố ng Prednisolon 2mg/kg trong tố i đa 2 tuầ n. Sau đó :

Nế u tiể u cầ u > 30.000 quan sá t và theo dõ i , 2- 4 tuần 1 lầ n cho đế n khi  tiể u cầu về  bì nh thườ ng

Nếu tiểu cầu < 30.000

+ Nếu lâm sàng không có xuất huyết mới thì theo dõi

+ Nếu lâm sàng vẫn có xuất huyết mới, chảy máu từ  độ  3 trở lên Điề u trị :

Methylprednisolon 30mg/kg  3 ngày

(Không dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi)

Nếu không đỡ: IVIG 1g/Kg/ ngày x 1 ngày

4.3.   Xuất huyết giảm tiểu cầu dai dẳng hoặc mạn tính:

Bệnh nhi có tiể u cầ u < 30.000 và có các biểu hiện độ 3 hoặc bệnh nhi có biểu hiện độ 4: Chuyển tuyến

                5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG:

-   Trong giai đoạ n cấ p: đếm số lượng tiểu cầu mỗi tuần hoặc khi chảy máu tăng lên.

-    Trong giai đoạn mạ n tí nh: đếm số lượng tiểu cầu hàng tháng hoặc 2 tháng theo mức độ ổn đị nh củ a bệ nh

-   Sau 3 tháng nếu số lượng tiểu cầu bình thường được coi là bệnh ổn định

-   Tiên lượng xuất huyế t giảm tiểu cầ u miễ n dịch tiên phá t ở  trẻ em tố t hơn ngườ i lớ n.

-   Biến chứng nặng là chảy máu niêm mạc mũi, đường tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh trung ương.

 

 

SUY HÔ HẤP SƠ SINH

1. ĐẠI CƯƠNG

Suy hô hấp cấp là sự rối loạn khả năng trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch dẫn đến giảm O2 và/hoặc tăng CO2 trong máu động mạch.

2. NGUYÊN NHÂN

-   Bệnh nhu mô phổi: bệnh màng trong, cơn khó thở nhanh thoáng qua, hít nước ối phân su.

-    Bệnh màng phổi: tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, tràn dịch dưỡng chấp.

-   Tim mạch: bệnh tim bẩm sinh, cao áp phổi nguyên phát, thiếu máu hay đa hồng cầu.

-   Thần kinh: ngạt chu sinh (ngừng thở, xuất huyết não, phù não), mẹ dùng thuốc (thuốc mê, an thần), tổn thương thần kinh hoành, bệnh lý thần kinh cơ.

-   Nhiễm trùng: viêm phổi, nhiễm trùng huyết.

-   Chuyển hóa: toan chuyển hóa, hạ đường huyết, hạ thân nhiệt.

-    Bệnh lý ngoại khoa: hẹp mũi sau, teo thực quản, thoát vị hoành, hội chứng Pierre Robin.

-   Thanh quản: màng chắn thanh quản, u nhú thanh quản, mềm sụn thanh quản, liệt dây thanh âm.

+ Khí quản: mềm khí quản, hẹp khí quản.

+ U/kén phổi bẩm sinh.

+ Bất thường xương sườn, lồng ngực.

3. CHẨN ĐOÁN

3.1. Lâm sàng

Các yếu tố nguy cơ

-             Sinh non: nguy cơ bệnh màng trong, cơn ngừng thở.

-             Sinh già tháng: hít nước ối phân su.

-             Sinh mổ: chậm hấp thu dịch phế nang.

-             Sinh ngạt: nguy cơ hít.

-             Da nhuộm phân su: viêm phổi hít phân su.

-             Mẹ vỡ ối sớm, sốt trước hay trong lúc sinh, nước ối xấu hay có mùi hôi: viêm phổi.

-             Mẹ tiểu đường: ảnh hưởng tổng hợp surfactant: bệnh màng trong.

-             Trẻ bị lạnh, stress, bệnh lý khác: tăng tiêu thụ oxy.

Khám lâm sàng:

-             Gồm 3 nhóm triệu chứng chính:

+ Thay đổi nhịp thở: thở nhanh > 60l/ph, hoặc thở chậm < 30l/ph.

+ Dấu hiệu thở gắng sức: phập phồng cánh mũi, rút lõm ngực, thở rên.

+ Tím khi thở khí trời: tím quanh môi, đầu chi hoặc toàn thân, đo SpO2<

90%.

-   Ngoài ra còn có những triệu chứng đáng chú ý khác: nhịp tim nhanh hay

chậm, thay đổi tri giác, giảm phản xạ.

-             Mức độ suy hô hấp được đánh giá bằng chỉ số Silverman, dựa vào 5 tiêu chí lâm sàng sau:

 

Triệu chứng

0

1

2

Di động ngực bụng

Cùng chiều

Ngực < bụng

Ngược chiều

Co kéo liên sườn

+

++

Lõm hõm ức

+

++

Cánh mũi phập phồng

+

++

Tiếng rên

Qua ống nghe

Nghe được bằng tai

Tổng số điểm:

<3 đ               :           Không suy hô hấp 4-6đ       :           Suy hô hấp nhẹ

>7-10đ          :           Suy hô hấp nặng

3.2. Cận lâm sàng

-   Công thức máu, CRP, cấy máu nếu nghi ngờ có nhiễm trùng huyết.

                     -X quang phổi: phát hiện nguyên nhân gây suy hô hấp và các bệnh lý đi kèm


 


 

 

-   Khí máu động mạch, mao mạch.

-   Đường, canxi.


 

4. Chẩn đoán xác định

- Lâm sàng: thay đổi nhịp thở, khó thở, thở gắng sức.

- PaO2< 50-60 mmHg và/hoặc PaCO2> 60mmHg, pH < 7,25.

5. Chẩn đoán phân biệt

 

Bệnh lý

Tuổi thai

Dấu hiệu

Tiền sử sản khoa

X quang

Bệnh

màng trong

Non tháng

SHH sớm sau sinh

Sinh non  ngạt

Lưới hạt, khí phế quản đồ

 

Hít phân su

Già tháng, đủ tháng

Lồng ngực căng phồng; nhuộm phân su da,

cuống rốn.

Nước ối xanh, ngạt, có phân su trong dịch ối

Xẹp, xen kẽ ứ khí từng vùng

Ngạt, viêm phổi hít

(ối, máu)

Già tháng, đủ tháng

 

SHH, dấu hiệu thần kinh

Ngạt chu sinh, đôi khi phải giúp thở ngay sau

sanh

Tăng đậm mạch máu phổi, đôi khi trắng xóa 2 phổi

 

Viêm phổi

 

 

Mọi tuổi

 

Sốt hoặc hạ thân nhiệt, vàng da sớm

Vỡ ối sớm, nước ối mùi hôi, mẹ mắc bệnh nhiễm trùng

Mờ dạng đốm và/hoặc khí phế quản đồ, có thể khó phân biệt với bệnh

màng trong

Tràn khí

màng phổi

Đủ tháng

> non tháng

Lồng ngực căng

phồng bên tràn khí

Hít phân su, ngạt

phải hồi sức hô hầp tuần hoàn

 

Tràn khí một bên

Thở nhanh thoáng

qua ở trẻ sơ sinh

 

Đủ tháng

> non tháng

 

Thở nhanh, rên nhẹ, ít gây SHH nặng

 

Sanh mổ, kẹp rốn trễ

Tăng đậm mạch máu phổi, rãnh liên thùy, đƣờng viền màng phổi

Cơn ngừng thở ở trẻ

non tháng

 

Non tháng

Cơn ngƣng thở

>20giây kèm mạch chậm

<100 l/p

 

 

Phổi sáng bình thường, cần chẩn đoán loại trừ

Thoát vị hoành

Đủ tháng

> non tháng

Phế âm mất 1 bên, bụng lõm

Có thể có chẩn đoán trước sinh

Quai ruột trong lồng ngực

 

Teo thực quản

Đủ tháng, non

tháng

Sùi bọt miệng, không thể đặt sonde dạ dày

 

Có thể có chẩn đoán trước sinh

 

Bóng khí của túi cùng thực quản

 

Tim bẩm sinh

Đủ tháng, non

tháng

Suy hô hấp hiếm khi < 4giờ sau sanh

 

Bóng tim to, tuần hoàn phổi tăng hoặc giảm.


 

6. ĐIỀU TRỊ

6.1. Nguyên tắc điều trị

-   Thông đường thở.

-   Cung cấp oxy.

-   Điều trị nguyên nhân.

-   Điều trị hỗ trợ.

6.2. Xử trí ban đầu

-  Thông đường thở: Giải quyết nguyên nhân gây tắc, chèn ép đường hô hấp.

+ Tắc mũi sau: Kích thích cho khóc hoặc đặt ống thông miệng hầu nhằm giúp thở qua miệng. Cần chuyên khoa tai mũi họng can thiệp.

+ Hút đờm nhớt.

-   Cung cấp oxy:

+ Chỉ định:

+ Thay đổi nhịp thở >60 l/p hoặc <30 l/p, kèm theo dấu hiệu thở gắng


 

sức.


 

 

+ Hoặc tím tái.

+ Hoặc PaO2< 60mmHg (đủ tháng), PaO2<50 mmHg (non tháng).

+ Mục tiêu: Giữ SpO2 = 90-95% (đủ tháng và non tháng).

+ Nguyên tắc:

Thực hiện khẩn trƣơng, tích cực.

Đảm bảo nồng độ oxy thích hợp, FiO2=100% nếu trẻ tím tái, sau đó giảm


 

dần FiO2 xuống.

+ Phƣơng pháp:

Thở Oxy qua ống thông 2 mũi (cannula): 0,25 – 1 lít/phút. Thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP) khi:

+ SHH do bệnh lý tại phổi thất bại với oxy:

+ Các dấu hiệu lâm sàng của SHH không cải thiện với oxy qua thông mũi.

+ Cơn ngừng thở kéo dài không cải thiện với oxy, thuốc kích thích hô hấp

 

 


 

 

+ SpO2< 85-90% (PaO2< 50-60mmHg) với thở oxy qua ống thông mũi.

+ Thở không hiệu quả, thở nông nhanh hoặc gắng sức nhiều.

+ Tràn khí màng phổi sau khi đã được dẫn lưu.

Thở máy: Nếu thở NCPAP với FiO2=60-70% mà không duy trì được PaO2>50-60mmHg hay trẻ ngừng thở, hoặc ngừng thở kéo dài phải bóp bóng hỗ trợ ở trẻ non tháng nhiều hơn 3 lần/giờ mặc dù đã sử dụng NCPAP và cafein.

6.3. Điều trị nguyên nhân

-   Các bệnh lý cần can thiệp ngoại khoa: thoát vị hoành, teo thực quản, teo tịt lỗ mũi sau…

-   Các bệnh lý nội khoa có xử trí đặc hiệu:

+ Viêm phổi hít phân su: bơm surfactant.

+ Tràn khí màng phổi: lƣợng nhiều cần dẫn lƣu.

+ Ngộ độc Morphin hoặc dẫn xuất Morphin: Dùng Naloxone 0,1mg/ kg/lần TM.

+ Cơn ngừng thở ở trẻ sinh non: Cafein citrate 20mg/kg liều tấn công, 5mg/kg/ngày liều duy trì TM hoặc uống.

+ Bệnh màng trong: bơm surfactant, thở NCPAP.

6.4. Xử trí tiếp theo

-   Đảm bảo khả năng phân bố oxy cho mô và tế bào:

+ Sốc: bồi hoàn thể tích tuần hoàn.

+ Chỉ định truyền máu theo tuổi thai và bệnh chính.

- Điều trị toan máu:

Chỉ bù Bicarbonate khi có toan chuyển hóa nặng (pH< 7,2) và không kèm toan hô hấp.

6.5.Điều trị hỗ trợ

-   Đảm bảo môi trường nhiệt độ thích hợp.

-   Cung cấp oxy ẩm, ấm.

-   Cung cấp đủ năng lượng, tùy tình trạng bệnh có thể bơm sữa qua sonde dạ dày hoặc nuôi bằng đường tĩnh mạch.

-   Điều trị nhiễm trùng: Bằng các loại kháng sinh phổ rộng.

7. PHÒNG BỆNH

-   Thực hiện tốt hồi sức tại phòng sinh, xử trí ngạt.

-   Phòng ngừa hít, sặc, chống trào ngược.

-   Sử dụng corticoid trước sinh cho bà mẹ mang thai 24 -34 tuần có nguy cơ sinh non trong 7 ngày tới để phòng ngừa bệnh màng trong: dùng 2 liều Betamethason 12mg (TB) 24 giờ/lần hoặc 4 liều Dexamethasone 6mg (TB) 12giờ/lần.

 

TIÊU CHẢY CẤP

ĐỊNH NGHĨA

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước lớn hơn hoặc bằng 3 lần trong 24 giờ.

Tiêu chảy cấp là tiêu chảy khởi đầu cấp tính và kéo dài không quá 14 ngày.

NGUYÊN NHÂN

Tiêu chảy do nhiễm khuẩn.

Nhiễm trùng tại ruột.

- Rotavirus là tác nhân chính gây tiêu chảy nặng và đe doạ tử vong ở trẻ dưới 2 tuổi. Ngoài ra Adenovirus, Norwalkvirus ... cũng gây bệnh tiêu chảy.

- Vi khuẩn:

+ E.coli: Bao gồm các loại ETEC (E.coli sinh độc tố), EPEC (E.coli gây bệnh), EHEC (E.coli gây chảy máu), EIEC (E.coli xâm nhập), EAEC (E.coli bám dính).

+ Shigella: Lỵ trực trùng

+ Tả: Thường gây những vụ dịch

+ Các vi khuẩn khác: Campylobacter Jejuni , Salmonella ...

- Ký sinh trùng: Giardia, Cryptosporodia, amip

Nhiễm trùng ngoài ruột.

-   Nhiễm khuẩn hô hấp

-   Nhiễm khuẩn đường tiểu

-   Viêm màng não

-   Tiêu chảy do thuốc: Liên quan đến việc sử dụng một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc nhuận tràng…

-   Tiêu chảy do dị ứng thức ăn: Dị ứng protein sữa bò, sữa đậu nành hoặc một số loại thức ăn khác: lạc, trứng, tôm, cá biển…

-   Tiêu chảy do các nguyên nhân hiếm gặp khác

+ Rối loạn quá trình tiêu hóa, hấp thu.

+ Viêm ruột do hóa trị hoặc xạ trị.

Các bệnh lý ngoại khoa: lồng ruột, viêm ruột thừa cấp.

+ Thiếu vitamin.

+ Uống kim loại nặng.

-   Các yếu tố thuận lợi gây tiêu chảy.

+ Tuổi: 80% trẻ bị tiêu chảy < 2 tuổi, lứa tuổi cao nhất từ 6-18 tháng .

+ Trẻ mắc một số bệnh gây giảm miễn dịch: SDD, sau sởi, HIV/AIDS...

-   Tập quán làm tăng nguy cơ tiêu chảy cấp:

+ Cho trẻ bú chai hoặc không nuôi con bằng sữa mẹ trong 4-6 tháng đầu

                           + Cai sữa quá sớm.

+ Thức ăn bị ô nhiễm

+ Nước uống bị ô nhiễm hoặc không đun chín

+ Không rửa tay trước khi ăn

-   Mùa: Mùa hè các bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn cao, mùa đông tiêu chảy thường do Rotavirus

CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng

Hỏi bệnh:

Hỏi bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ các thông tin sau:

-   Trẻ bị đi ngoài từ bao giờ

-   Có máu trong phân không

-   Số lần tiêu chảy trong ngày

-   Số lần nôn và chất nôn

-   Các triệu chứng khác kèm theo: ho sốt, viêm phổi, sởi….

-   Chế độ nuôi dưỡng trước khi mắc bệnh và trong khi bị bệnh

-   Các thuốc đã dùng

-   Các loại vaccine đã được tiêm chủng

Khám bệnh:

-   Kiểm tra các dấu hiệu mất nước:

+ Toàn trạng: tỉnh táo, kích thích quấy khóc, li bì, hôn mê.

+ Khát nước: Uống bình thường, uống háo hức, uống kém hoặc không uống được.

+ Mắt có trũng không? Hỏi người mẹ có khác khi bình thường?

+ Độ chun giãn của da

-   Các triệu chứng khác

Chân tay: Da ở phần thấp của chân, tay bình thường ấm và khô, móng tay có màu hồng. Khi mất nước nặng, có dấu hiệu sốc thì da lạnh và ẩm, nổi vân tím…

+ Mạch: Khi mất nước, mạch quay và đùi nhanh hơn, nếu nặng có thể nhỏ và yếu.

+ Thở: Tần số tăng khi trẻ bị mất nước nặng do toan chuyển hoá.

+ Sụt cân.

+ Giảm dưới 5%: Chưa có dấu hiệu mất nước trên lâm sàng.

+ Mất 5 -10 %: Có biểu hiện mất nước vừa và nhẹ.

+ Mất nước trên 10%: Có biểu hiện mất nước nặng.

-    Thóp trước: Khi có mất nước nhẹ và trung bình thóp trước trũng hơn bình thường và rất lõm khi có mất nước nặng.

-   Đái ít.

-   Trẻ có tình trạng suy dinh dưỡng không.

-   Sốt và nhiễm khuẩn: Trẻ ỉa chảy có thể bị nhiễm khuẩn phối hợp, phải khám toàn diện tìm các dấu hiệu nhiễm khuẩn kèm theo.

-   Co giật: Một số nguyên nhân gây co giật trong tiêu chảy như sốt cao, hạ đường huyết, tăng hoặc hạ natri máu.

-   Chướng bụng: Thường do hạ kali máu hoặc do dùng các thuốc cầm tiêu chảy không phù hợp.

Đánh giá mức độ mất nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trẻ 2 tháng – 5 tuổi

 

 

Dấu hiệu mất nước

Phân loại mức độ mất nước

 

Hai trong các dấu hiệu sau:

- Li bì hay khó đánh thức

- Mắt trũng.

- Không uống được hoặc uống kém

- Nếp véo da mất rất chậm

 

Mất nước nặng

 

Hai trong các dấu hiệu sau:

- Vật vã, kích thích.

- Mắt trũng

- Khát, uống nước háo hức

- Nếp véo da mất chậm

 

 

Có mất nước

 

Không đủ các dấu hiệu để phân loại có mất nước hoặc mất nước nặng

Trẻ từ 1 tuần 2 tháng tuổi

 

Không mất nước

 

 

 

Dấu hiệu Mất nước

Đánh giá tình trạng mất nước

 

Hai trong các dấu hiệu sau:

- Ngủ li bì hay khó đánh thức

- Mắt trũng

- Nếp véo da mất rất chậm

 

 

Mất nước nặng

 

Hai trong các dấu hiệu sau:

- Vật vã, kích thích

- Mắt trũng

- Nếp véo da mất chậm

 

Có mất nước

 

Không đủ các dấu hiệu để phân loại có mất nƣớc

hoặc mất nước nặng

Không mất nước

 
     

Chẩn đoán biến chứng

Rối loạn nước – điện giải

*   Tiêu chảy cấp mất nước đẳng trương

-   Lượng muối và nước mất tương đương.

-   Nồng độ Na+: 130-150mmol/L.

-   Nồng độ thẩm thấu huyết tương: 275-295 mOsmol/l.

-   Mất nghiêm trọng nước ngoài tế bào gây giảm khối lượng tuần hoàn

*   Tiêu chảy cấp mất nước nhược trương.

-   Mất muối nhiều hơn nước.

-   Nồng độ Na+ < 130mmol/l.

-   Độ thẩm thấu huyết tương <275 mosmol/l.

-   Bệnh nhân li bì, có thể co giật

*   Tiêu chảy cấp mất nước ưu trương.

-   Mất nhiều nước hơn Na+ .

-   Nồng độ Na+ > 150mmol/l.

-   Độ thẩm thấu huyết tương >295 mosmol/l.

-   Bệnh nhân kích thích, rất khát nước, co giật.

-   Xảy ra khi uống các dung dịch ưu trương Các rối loạn khác:

Kali máu:

-   Hạ Kali:

+ Kali < 3,5 mmol/l.

+ Lâm sàng: cơ nhẽo, yếu cơ, bụng chướng, giảm phản xạ, rối loạn nhịp tim.

+ Điện tâm đồ: ST xẹp, sóng T thấp, xuất hiện sóng U, nếu giảm quá nặng PR kéo dài, QT giãn rộng.

-   Tăng Kali:

+ Kali > 5,5 mmol/l

+ Lâm sàng: yếu cơ, loạn nhịp tim

+ EGC: T cao nhọn, QT ngắn, block A-V, rung thất ( Kali ≥ 9mmol/l) Toan chuyển hóa: pH < 7.2, HCO3ˉ < 15 mEq/l, thở nhanh, sâu, môi đỏ. Suy thận cấp: tiểu ít hoặc vô niệu, BUN, Creatinin máu tăng.

Cận lâm sàng.

-   Phần lớn trẻ bị tiêu chảy cấp không cần thiết chỉ định làm xét nghiệm thường quy.

-   Chỉ định làm xét nghiệm điện giải đồ khi trẻ được điều trị tại bệnh viện và có biểu hiện mất nước, mất nước nặng hoặc diễn biến bệnh và các biểu hiện lâm sàng không tương xứng với mức độ của tiêu chảy.

-   Chỉ định làm xét nghiệm công thức máu, CRP cho các trƣờng hợp nghi ngờ có nhiễm khuẩn kèm theo hoặc mất nước nặng.

-    Chỉ định cấy phân cho các trường hợp tiêu chảy phân máu, tiêu chảy phân nước nặng nghi ngờ tả, tiêu chảy nặng và kéo dài, tiêu chảy trên trẻ suy giảm miễn dịch

-   Soi tươi tìm ký sinh trùng trong phân khi lâm sàng có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng

ĐIỀU TRỊ

Điều trị cần thiết

a. Bù nước và điện giải

Phác đồ A: Điều trị những trường hợp tiêu chảy chưa có biểu hiện mất nước. Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường phòng mất nước. Cách cho uống như sau:

Số lượng uống: Cho trẻ uống nước sau mỗi lần đi ngoài với số lượng nước như sau:

Tuổi

Lƣợng ORS cho uống sau mỗi lần đi ngoài

Lƣợng ORS cần cung cấp để dùng tại nhà

< 24 tháng

50-100 ml

500ml/ngày

2t- 10 tuổi

100-200 ml

1000ml/ngày

10 tuổi trở lên uống cho đến khi hết khát

2000 ml/ngày

Các loại dịch dùng trong tiêu chảy: Dung dịch ORESOL (ORS) áp lực thẩm thấu thấp là tốt nhất

Cách cho uống:

+ Trẻ < 2 tuổi, cho uống từng thìa, trẻ lớn cho uống từng ngụm một bằng cốc hoặc bằng bát.

+ Trẻ bị nôn, dừng lại đợi 5-10 phút sau lại tiếp tục cho uống.

+ Cần động viên người mẹ chịu khó cho con uống, vì chỉ có cho uống mới tránh được hậu quả nguy hiểm khi trẻ bị tiêu chảy.

Phác đồ B: Điều trị các trƣờng hợp mất nước vừa và nhẹ, cho bệnh nhi uống ORS dựa theo cân nặng hay tuổi (nếu không cân được)

Lƣợng ORS cho uống trong 4 giờ đầu (ml)

Nếu biết cân nặng có thể tính lượng dịch cần bù bằng công thức:

Số lượng nước (ml) uống trong 4 giờ = Cân nặng bệnh nhi x 75 ml.

- Cách cho uống:

+ Trẻ nhỏ 2 tuổi thì cho uống từng thìa, cứ 1-2 phút cho uống 1 thìa, đối với trẻ lớn cho uống từng ngụm bằng chén.

+ Nếu trẻ nôn cho ngừng uống 10 phút sau đó cho uống chậm hơn.

+ Sau 4 giờ đánh giá lại tình trạng mất nước; nếu hết triệu chứng mất nước chuyển sang phác đồ A, trẻ còn dấu hiệu mất nước vừa và nhẹ thì tiếp tục theo phác đồ B. Nếu nặng lên thì chuyển sang phác đồ C .

Phác đồ C: Áp dụng trong những trường hợp mất nước nặng

-  Truyền tĩnh mạch ngay 100ml/kg dung dịch Ringe Lactate (hoặc dung dịch muối sinh lý) chia số lượng và thời gian như sau:

 

Tuổi

Lúc đầu 30ml/kg trong

Sau đó 70ml/kg trong

< 12 tháng

1 giờ

5 giờ

Bệnh nhân lớn hơn

30 phút

2giờ30 phút

Cứ 1-2 giờ đánh giá lại bệnh nhân. N- Lại truyền một lần nữa với số lượng và thời gian tương tự nếu mạch quay còn yếu hoặc không bắt được. Nếu tình trạng mất nước không tiến triển tốt thì truyền nhanh hơn.

-    Ngay khi bệnh nhân có thể uống được, hãy cho uống ORS (5ml / kg

/giờ).

-   Nếu không truyền được, tuỳ từng điều kiện cụ thể có thể chuyển bệnh

nhân lên tuyến trên để truyền dịch hoặc đặt ống thông dạ dày cho ORS với số lượng 20ml/kg/giờ (tổng số 120ml/kg)

Cho ăn trở lại ngay khi trẻ có thể ăn được như tiếp tục bú mẹ hoặc cho trẻ ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng

Sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy cấp.

Không chỉ định sử dụng kháng sinh cho tất cả các trường hợp tiêu chảy


 

cấp.


 

 

Chỉ định kháng sinh cho các trường hợp tiêu chảy cấp sau:

-   Tiêu chảy phân máu.

-   Tiêu chảy phân nước mất nƣớc nặng nghi ngờ tả.

-   Tiêu chảy do Giardia.

-    Trẻ mắc tiêu chảy kèm theo các nhiễm trùng khác: viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tiết niệu


 

Kháng sinh sử dụng trong điều trị các nguyên ngân gây tiêu chảy

 

Nguyên nhân

Kháng sinh lựa chọn

Kháng sinh thay thế

Tả

Erythromycin 12,5mg/kg x 4 lần/ngày x 3 ngày

Tetracyclin 12,5mg/kg x 4 lần/ngày x 3 ngày

Azithromycin 6 – 20mg/kg x 1 lần/ngày x 1-5 ngày

Lỵ trực khuẩn

Ciprofloxacin 15mg/kg/lần x 2 lần/ngày x 3 ngày

Pivmecillinam 20mg/kg/lần x 4 lần/ngày x 5 ngày

 

Ceftriaxon tiêm bắp hoặc tĩnh

mạch 50–100mg/kg/ngày x 2 – 5 ngày

Campylorbacter

Azithromycin 6 – 20mg/kg x 1 lần/ngày x 1-5 ngày

Lỵ a míp

Metronidazole 10 mg/kg/lần x 3 lần/ngày x 5 - 10 ngày (10 ngày với trƣờng hợp bệnh nặng), dùng đƣờng uống

Giardia

Metronidazole 5 mg/kg/lần x 3 lần/ngày x 5 ngày, dùng đƣờng uống

Bổ sung kẽm trong điều trị tiêu chảy cấp.

Trẻ 1- < 6 tháng tuổi: 10mg/ngày x 10 – 14 ngày Trẻ ≥ 6 tháng tuổi: 20mg/ngày x 10 – 14 ngày

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiêu chảy cấp.

Cho trẻ ăn sớm khẩu phần ăn hàng ngày 4 – 6 giờ sau bù nước và điện giải với lượng tăng dần

-   Nếu trẻ bú mẹ: tiếp tục cho bú nhiều lần hơn và lâu hơn.

-   Nếu trẻ không bú sữa mẹ:

+ Cho trẻ loại sữa mà trẻ ăn trƣớc đó.

+ Không pha loãng sữa.

+ Không sử dụng sữa không có lactose thường quy trong dinh dưỡng trẻ bị tiêu chảy cấp.

+ Tránh thức ăn có năng lượng, protein và điện giải thấp và nhiều carbonhydrate.

+ Sau khi khỏi tiêu chảy, cho ăn thêm ngày 1 bữa ngoài những bữa ăn bình thường trong 2-4 tuần.

Điều trị hỗ trợ

-    S. Boulardii: 200 – 250mg/ngày x 5 - 6 ngày kết hợp với bù nước và điện giải đầy đủ.

-   Racecadotril: 1,5mg/kg/lần x 3 lần/ngày kết hợp với bù nước, điện giải đầy đủ và không dùng quá 7 ngày

-   Không sử dụng thuốc cầm nôn, cầm đi ngoài

CHỈ ĐỊNH NHẬP VIỆN VÀ TÁI KHÁM

Chỉ định nhập viện.

Trẻ cần được theo dõi tại cơ sở y tế và đánh giá lại trong quá trình theo dõi khi có các dấu hiệu sau:

-   Mất nước nặng (≥ 10% trọng lượng cơ thể), shock.

-   Có các biểu hiện thần kinh: li bì, co giật, hôn mê.

-   Nôn tái diễn hoặc nôn ra mật.

-   Thất bại với bù dịch bằng đường uống.

-   Trẻ có các biểu hiện toàn thân: sốt cao, nhiễm trùng, nhiễm độc.

 

-   Có các tình trạng bệnh lý khác kèm theo: tim mạch, bất thường về thần kinh, vận động hoặc các bệnh lý khác chưa xác định được.

-   Cha mẹ/người chăm sóc không đảm bảo việc cho uống đủ nước và dinh dưỡng tại nhà.

-   Khó đánh giá mức độ mất nước (trẻ béo phì).

-   Tái khám ngay khi có 1 trong các dấu hiệu: ăn uống kém, sốt cao, tiêu chảy tăng lên, nôn nhiều, toàn trạng mệt mỏi.

Hướng dẫn tái khám:

Hướng dẫn người mẹ phát hiện sớm các dấu hiệu mất nước để đưa đến cơ sở y tế kịp thời khi:

-   Trẻ đi ngoài nhiều lần, phân nhiều nước hơn.

-   Khát nhiều.

-   Sốt hoặc sốt cao hơn.

-   Phân nhày máu mũi.

-   Nôn tất cả mọi thứ

-   Không chịu ăn.

DỰ PHÒNG

-   Nuôi con bằng sữa mẹ: Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh và bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

-   Sử dụng vaccine phòng bệnh:

+ Tiêm phòng đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng.

+ Phòng đặc hiệu tiêu chảy bằng vaccin: Rotavirus, tả, thương hàn.

-   Cải thiện tập quán ăn sam.

-   Sử dụng nguồn nước sạch cho vệ sinh và ăn uống.

-  Thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm khi chế biến hoặc bảo quản thức ăn.

-   Rửa tay thường xuyên khi chăm sóc trẻ.

-   Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.

 

VÀNG DA TĂNG BILIRUBINE GIÁN TIẾP

 

 

1. ĐẠI CƯƠNG

1.1. Định nghĩa

Vàng da tăng bilirubin gián tiếp là do tình trạng tăng phá hủy hồng cầu, giảm chức năng của men chuyển hóa bilirubin, hoặc tăng tái hấp thu bilirubin từ ruột. Hậu quả có thể gây tổn thương não, để lại di chứng nặng nề

1.2. Nguyên nhân

1.2.1. Tăng sản xuất bilirubin:

Nguyên nhân hay gặp nhất gây vàng da tăng bilirubin tự do ở trẻ sơ sinh là tăng sản xuất bilirubin do bệnh lý gây tan máu.

-   Tan máu miễn dịch do bất đồng nhóm máu mẹ con hệ ABO hoặc Rh.

-   Bệnh lý tại hồng cầu: thiếu men G6PD, pyruvate kinase, bệnh lý màng hồng cầu, Thalassemia.

-   Tan máu mắc phải: do dùng vitamin K liều cao, dùng thuốc ở mẹ như sử dụng oxytoxin, thuốc chống sốt rét...

1.2.2. Giảm chức năng chuyển hóa bilirubin:

Hội chứng Crigler-Naajar, hội chứng Gilbert, bệnh lý chuyển hóa di truyền (galactosemia, suy giáp trạng bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa tyrosin, methionin, thiếu α1 antitrypsin…), con của những bà mẹ đái tháo đường.

1.2.3. Tăng tái hấp thu bilirubin từ ruột:

Hẹp môn vị, tắc ruột non, megacolon, tắc ruột phân su, sử dụng thuốc gây liệt ruột.

1.2.4. Vàng da do sữa mẹ

2. LÂM SÀNG

2.1.Biểu hiện lâm sàng


 

·     Phân vùng vàng da của Kramer

 

 

Vùng

 

1

 

2

 

3

 

4

 

5

 

 

Bilirubin máu (mg/dl)

 

5-7

 

8-10

 

11-

13

 

13-

15

 

>15

 

Bilirubin máu (mmol/l)

 

85-

119

 

136-

170

 

187-

221

 

221-

255

 

> 255

- Vàng da xuất hiệ n đầ u tiên ở    mặ t và  củng mạ c  (Bilirubin  toàn  phần trong máu - TSB 4 - 8mg/dL), xuấ t hiện ở    lò ng bà n tay và chân (TSB > 15mg/dL).) Vàng da được phát hiện khi dùng ngón tay ấn vào vùng da nghi ngờ vàng da (trán, vùng trước xương ức , đùi, cánh tay, cẳng tay cẳng chân, bàn tay bàn chân) ấn khoảng 5 giây, buông ra quan sát xem có vàng không.

Khám các dấu hiệu lâm sàng khác có thể gợi ý nguyên nhân , yế u tố nguy cơ là m tăng bilirubine gián tiếp, tìm triệu chứng của bệ nh não cấ p do tăng bilirubin như lừ đừ, mất phản xạ bú, tăng trương lực cơ, cơn xoắn vặn….

2.2. Bệ nh não cấ p do tăng bilirubin (ACE)

-   Giai đoạ n sớ m: trẻ vàng da nhiều, ngủ gà, giảm trương lực cơ, bú kém

-   Giai đoạn trung gian: trẻ lừ đừ, dễ  bị  kí ch thích và tăng trương lực cơ, có thể số t, khóc the thé hay lơ mơ và giảm trương lực cơ, tăng trương lự c cơ biể u hiệ n bằ ng ưỡ n cổ  và  thân . Thay má u trong giai đoạ n này trong một số  trường hợ p có thể cải thiệ n đượ c các biểu hiện thần kinh

-    Giai đoạn nặ ng : hệ thần kinh bị tổn thương và không hồi phục được, biểu hiện bằng tư thế ưỡ n cổ -ưỡn người , khóc the thé , không bú  đượ c, có cơn ngưng thở , hôn mê, mộ t số trườ ng hợ p co giật và tử vong

-   Vàng da nhân: Là hình thức mã n củ a ACE, trẻ có biểu hiện của bại não thể mú a vờ n, rố i loạ n thí nh lự c, loạn sản răng , mắ t nhìn trần, hiếm gặp thiểu năng trí tuệ và các tàn tật khá c.

3. CẬN LÂM SÀNG

Vàng da sớm vào ngày 1 -2 hoặc vàng da nặng (vùng 4 - 5), cần làm các xét nghiệm giúp đánh giá mức độ nặng và nguyên nhân.

-  Bilirubin toàn phần, bilirubin trực tiế p, albumin má u, điện giải đồ

-  Nhóm máu (ABO, Rh), test Coombs

-  CTM, HC lướ i.

-    XN nướ c tiể u và  cá c XN khá c để chẩn đoán nguyên nhân như đị nh lượ ng G6PD khi cầ n thiế t

4. CHẨN ĐOÁN

a. Độ nặng vàng da

-   Vàng da nhẹ: Vàng da nhẹ từ ngày 3 – 10, bú tốt, không kèm theo các yếu tố nguy cơ, mức Bilirubin trong máu chưa đến ngưỡng phải can thiệp.

-   Vàng da bệnh lý: vàng da sớm, mức độ vàng nặng, kèm các yếu tố nguy cơ, mức Bilirubin vượt quá ngưỡng phải can thiệp

-   Bệ nh não cấ p do tăng bilirubin (Vàng da nhân)

+ Vàng da nặng + Bilirubin gián tiếp tăng cao > 20 mg% và:

+ Biểu hiện thần kinh

b. Chẩn đoán nguyên nhân ( thường gặp):

-  Vàng da huyết tán do

+ Bất đồng nhóm máu ABO:

¶ Nghĩ đến khi: mẹ nhóm máu O, con nhóm máu A hoặc B.

¶ Chẩn đoán xác định: mẹ O, con A hoặc B + Test Coombs trực tiếp (+).

+ Bất đồng nhóm máu hệ Rh:

¶ Nghĩ đến nếu trẻ bị vàng da, xanh xao và phù trong vòng 24 giờ đầu.

¶ Thường vàng da xảy ra ở đứa con thứ 2 ở những bà mẹ có tiền sử xảy thai, nạo thai, rau bong non, làm thủ thuật chọc ối hay ngoại xoay thai

¶ Chẩn đoán xác định khi mẹ nhóm máu Rh (-), con nhóm máu Rh (+), test Coombs (+)

-     Nhiễm trùng: vàng da + ổ nhiễm trùng/biểu hiện nhiễm trùng+xét nghiệm.

-   Máu tụ: vàng da+bướu huyết thanh/bướu huyết xương sọ/máu tụ khác.

5. ĐIỀU TRỊ

5.1. Ánh sáng liệu pháp (ASLP)

a. Chỉ định chiếu đèn:

- Đối với trẻ sơ sinh đủ tháng hoặc gần đủ tháng (trẻ trên 35 tuần):

dgdfgh.jpg

Chỉ định chiếu đèn dựa vào định lƣợng bilirubin toàn phần (TSB)

+ Yếu tố nguy cơ: tan máu do bất đồng nhóm máu mẹ con, thiếu men G6PD, ngạt, nhiệt độ không ổn định, li bì, nhiễm khuẩn, toan chuyển hóa hoặc Albumin<30g/dL

+ Ngừng chiếu đèn khi bilirubin 2-3mg/dL hoặc 35-50 micromol/ dL (dưới đường cong )

- Đối với trẻ sơ sinh non tháng < 35 tuần tuổi: chiếu đèn dựa bảng sau:

 

 

Cân nặng (gr)

Trẻ khoẻ mạnh

Trẻ có yếu tố nguy cơ*

Chiếu đèn (Bili mg%)

Chiếu đèn (Bili mg%)

<1500

5-8

4-7

1501-2000

8-12

7-10

2000-2500

12-15

10-12

(*: trẻ có tán huyết, nhiễm trùng, thiếu oxy máu, toan chuyển hóa,….)

Trong một số trường hợp đặc biệt như trẻ có phù trong phù bào thai hoặc giảm albumin rất nặng, cân nặng của trẻ sẽ không tương xứng với tuổi thai. Bởi vậy, trong những trường hợp này sẽ chỉ định chiếu đèn dựa vào định lượng bilirubin toàn phần theo tiêu chuẩn của Viện quốc gia về sức khỏe trẻ em và  phát triển con người (NICHHD).

-   Tuổi thai < 28 tuần: TSB > 86 micromol/l ( 5 mg/dl )

-   Tuổi thai từ 28 – 29 tuần: TSB: 103 – 137 micromol/l ( 6- 8 mg/dl )

-   Tuổi thai từ 30 – 31 tuần: TSB: 137 – 171 micromol/l ( 8 – 10 mg/dl)

-   Tuổi thai từ 32 – 33 tuần: TSB: 171 – 205 micromol/l ( 10 12 mg/dl )

-   Tuổi thai từ 34 – 35 tuần: TSB: 205 – 239 micromol/l ( 12 – 14 mg/dl )

Vàng da tăng bilirubin tự do ở trẻ đẻ non thường phổ biến hơn, nặng nề hơn và kéo dài hơn so với trẻ đủ tháng do chức năng của hồng cầu, gan và hệ thống tiêu hóa ở trẻ đẻ non chưa được hoàn thiện. Do đó, vàng da ở trẻ đẻ non cần phải theo dõi sát để có chỉ định chiếu đèn sớm và thời gian chiếu đèn sẽ kéo dài hơn so với trẻ đủ tháng.

b. Nguyên tắc:

-   Chiếu đèn liên tục, chỉ ngưng khi cho bú.

-   Che mắt khi chiếu đèn điều trị.

-   Vàng da nặng: nên chọn ánh sáng xanh với hệ thống đèn 2 mặt

-   Tăng lượng dịch cung cấp cho trẻ: tăng 10 – 20% nhu cầu

c. Ngừng chiếu đè n: khi

Ngưỡng bilirubin không gây bệnh não Yếu tố nguy cơ, thúc đẩy đã ổn định

Đủ khả năng chuyển hóa hết lượng bilirubin tạo ra

-   Trẻ < 35 tuần: TSB dưới ngưỡng chiếu đèn ≥ 2 mg/dL

-   Trẻ ≥ 35 tuần khi TSB 13-14 mg/dL.

d. Tác dụng phụ của ánh sáng liệu pháp:

Tăng mất nƣớc qua da gây mất nước, tăng hay hạ thân nhiệt, phát ban da, che dấu hiệu tím tái, tắc mũi do băng che mắt, tổn thương võng mạc, da màu đồng (Bronze baby).

5.2. Thay máu:

a. Chỉ định:

-   Lâm sàng: vàng da nặng đến lòng bàn tay, bàn chân (< 1 tuần) + bắt đầu có biểu hiện thần kinh, hoặc

-   Mức Bilirubin máu tăng cao > 20 mg% + bắt đầu có biểu hiện thần kinh ( li bì, bú kém).

-    Với trẻ sơ sinh đủ tháng hoặc gần đủ tháng > 35 tuần: dựa vào mức bilirubin toàn phần theo biểu đồ sau:

a.jpg

-   Với trẻ sơ sinh non tháng dƣới 35 tuần: thay máu dựa theo bảng sau:

 

 

Cân nặng (gr)

Trẻ khoẻ mạnh

Trẻ có yếu tố nguy cơ*

Thay máu (Bili mg%)

Thay máu (Bili mg%)

<1500

10-15

10-14

1501-2000

16-18

14-16

2000-2500

18-20

16-18

-   Với những trƣờng hợp trẻ có phù, cân nặng không tương xứng với tuổi thai, chỉ định thay máu dựa theo tiêu chuẩn của NICHHD

+ Tuổi thai < 28 tuần: TSB: 188 - 239 micromol/l ( 11 -14 mg/dl )

+ Tuổi thai từ 28 – 29 tuần: TSB: 205 – 239 micromol/l ( 12 –14mg/dl)

+ Tuổi thai từ 30 – 31 tuần: TSB: 222 – 274 micromol/l ( 13–16 mg/dl)

+ Tuổi thai từ 32 – 33 tuần: TSB: 257 – 308 micromol/l ( 15-18 mg/dl )

+ Tuổi thai từ 34 – 35 tuần: TSB: 291 – 325 micromol/l ( 17 – 19 mg/dl )

b. Số lượng máu thay: Trung bình 160ml/kg

c. Chống chỉ định thay máu

-  Bệnh nhân nặng: đang suy hô hấp nặng hoặc sốc.

-  Không có máu thích hợp hoặc máu tƣơi (< 7 ngày).

 Biện pháp điều trị thay thế: chiếu đèn 2 mặt liên tục.

5.3. Điều trị nguyên nhân: nhiễm trùng, tắc ruột, đa hồng cầu, suy giáp.

5.4. Điều trị hỗ trợ:

                     a. Cung cấp đủ dịch (tăng 10 – 20% nhu cầu).

                     b. Chống co giật bằng Phenobarbital.

                     c. Cho bú mẹ hoặc cho ăn qua sonde dạ dày sớm.

                       d. Vật lý trị liệu nếu vàng da nhân qua giai đoạn nguy hiểm.

                     e. Tăng bilirubin gián tiếp có thể phòng , điề u trị bằ ng tin -mesoporphyrin, ức chế sản xuất heme oxygenase . Tuy nhiên, hiện FDA không chấp nhậ n thuốc này

                     f. Đối với trẻ bị bệnh tán huyế t đồng miễn dịch và   TSB tăng mặc dù chiếu đèn tích cự c(theo AAP) hay gần ngưỡ ng thay má u   2–3mg/dL, truyề n immunoglobulin 0,5-1 g/kg trong 2h và lặ p lạ i sau 12h nế u cầ n thiết.

6. THEO DÕI

a. Trong thời gian nằm viện:

-   Mức độ vàng da, biểu hiện thần kinh mỗi 4 – 6 giờ nếu vàng da nặng, mỗi 24 giờ trong trường hợp vàng da nhẹ.

-   Bilan dịch ra vào, cân nặng mỗi ngày.

-   Không nhất thiết phải đo Bilirubin máu mỗi ngày trừ trường hợp vàng da, đáp ứng kém với điều trị (vàng da không giảm, có biểu hiện thần kinh).

b. Tái khám mỗi tháng để đánh giá phát triển tâm thần vận động và có kế hoạch phục hồi chức năng kịp thời.

 

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY DO HELICOBACTER PYLORI TẠI BỆNH VIỆN


I. Chỉ định soi dạ dày tá tràng:
            • Bệnh nhân có các triệu chứng gợi ý viêm loét dạ dày tá tràng: 
            - Đau bụng tái diễn: đau bụng ≥ 3 lần trong vòng 3 tháng, ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ.
            - Nôn, buồn nôn, chướng bụng, khó tiêu, nóng rát thượng vị.
            - Xuất huyết tiêu hóa.
            - Thiếu máu thiếu sắt chưa rõ nguyên nhân đã loại trừ các nguyên nhân khác.

II. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng do Helicobacter pylori:
            • Chẩn đoán loét dạ dày tá tràng dựa vào nội soi.
            • Chẩn đoán viêm dạ dày dựa vào mô bệnh học.
            • Chẩn đoán nhiễm Helicobacter pylori: khi có một trong những điều kiện sau:
            - Mô bệnh học có vi khuẩn Helicobacter pylori (+) và Test Urease(+).
            - Nuôi cấy mảnh sinh thiết dạ dày có vi khuẩn HP(+).
            - Nếu chỉ 1 trong 2 xét nghiệm mô bệnh học và test urease(+), tiến hành làm thêm test thở hoặc test phân(mọi lứa tuổi), nếu test thở hoặc test phân dương tính xác định có nhiễm Helicobacter pylori.

Trường hợp ngoại lệ:
            • Nếu gia đình từ chối nội soi: chỉ định làm test thở hoặc test phân (mọi lứa tuổi)
            - Nếu test (-) tìm nguyên nhân khác
            - Nếu test (+) thảo luận gia đình: 
            + Soi dạ dày
            + Điều trị theo phác đồ 1.
            • Trẻ có test thở hoặc test phân (+), bố mẹ điều trị ung thư dạ dày hoặc loét dạ dày tá tràng => điều trị theo phác đồ 1.

III. Phác đồ điều trị:

        Điều trị phác đồ 1:
            • Trẻ <8 tuổi
            - Amoxicillin + Clarithromycin + PPI 
            - Amoxicillin + Metronidazole + PPI 
            • Trẻ >8 tuổi
            - Amoxicillin + Clarithromycin + PPI 
            - Amoxicillin + Metronidazole + PPI 
            - Tetracyclin ( hoặc) Doxycyclin + Metronidazol+ PPI

       Liều:
            - Amoxicillin: 50mg/kg/ngày 
            - Clarithromycin: 20 mg/kg/ngày 
            - PPI (omeprazole): 1 mg/kg/ngày 
            - Metronidazol: 20 mg/kg/ngày
            - Tetracyclin: 50 mg/kg/ ngày
            - Doxycyclin : 5 mg/kg/ngày

      Đánh giá hiệu quả diệt H. Pylori:
            • Tiến hành sau khi :
            - Dừng kháng sinh 4 tuần
            - Dừng PPI 2 tuần.
            • Phương pháp: Test thở C13 hoặc Test phân 
            • Kết quả:
            - Nếu test (-) sạch vi khuẩn
            - Nếu (+) còn vi khuẩn, phác đồ thất bại.
    
    Trường hợp điều trị thất bại:
            • Bệnh nhân được tiến hành nội soi dạ dày, urease test, mô bệnh học, nuôi cấy HP và làm kháng sinh đồ
            - Nếu cấy H.pylori (+) và làm được kháng sinh đồ : điều trị theo kháng sinh đồ: kết hợp 2 loại kháng sinh nhạy cảm + PPI trong 2 tuần
            - Nếu cấy H.pylori (-) : 
            + Thay kháng sinh khác loại kháng sinh đã dùng trong phác đồ 1
            + Tăng liều 
            + Kéo dài thời gian điều trị
            + Phối hợp Bismuth

    Chữ viết tắt:
            PPI: Proton-pump-inhibitor (thuốc ức chế bơm proton)
            DDTT: Dạ dày tá tràng
            H.pylory, HP: Helicobacter pylori./.

 

 

VIÊM PHỔI DO VI KHUẨN Ở TRẺ EM

                  I. ĐỊNH NGHĨA:

Viêm phổi là tình trạng viêm cấp tính lan toả cả phế nang, mô kẽ và phế quản, có thể một hoặc hai bên phổi.

Viêm phổi cộng đồng: viêm phổi mắc phải ở cộng đồng hoặc 48 giờ đầu nằm viện.

II. CHẨN ĐOÁN:

Chẩn đoán viêm phổi và mức độ nặng (viêm phổi, viêm phổi nặng) ở trẻ em chủ yếu dựa vào lâm sàng.

1. Viêm phổi

Trẻ ho, sốt kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu:

-Thở nhanh:  < 2 tháng tuổi                                ≥ 60 lần/phút 2 - ≤ 12 tháng tuối          ≥ 50 lần/phút

1-5 tuổi                                         ≥ 40 lần/phút

> 5 tuổi                                        ≥ 30 lần/phút

- Rút lõm lồng ngực (phần dưới lồng ngực lõm vào ở thì hít vào)

- Nghe phổi có tiếng bất thường: ran ẩm nhỏ hạt, ran phế quản, ran nổ,   giảm thông khí khu trú.

2. Viêm phổi nặng

Chẩn đoán viêm phổi nặng khi trẻ có dấu hiệu của viêm phổi kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau:

-   Dấu hiệu toàn thân nặng:

+ Bỏ bú hoặc không uống được

+ Rối loạn tri giác: lơ mơ hoặc hôn mê

+ Co giật

-   Dấu hiệu suy hô hấp nặng

+ Thở rên,

+ Rút lõm lồng ngực rất nặng

+ Tím tái hoặc SpO2 < 90%

-   Trẻ dưới 2 tháng tuổi

             III. CẬN LÂM SÀNG:

1. X quang tim phổi thẳng: đám mờ ranh giới không rõ lan toả hai phổi hoặc hình mờ hệ thống bên trong có hình ảnh phế quản chứa khí. Có thể thấy tổn thương đa dạng trong viêm phổi không điển hình.

2. Công thức máu và CRP: bạch cầu máu ngoại vi, bạch cầu đa nhân trung tính, CRP máu thường tăng cao khi viêm phổi do vi khuẩn; bình thường nếu do virus hoặc do vi khuẩn không điển hình

3. Xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh: dịch hô hấp (dịch tỵ hầu, dịch nội khí quản, dịch rửa phế quản): soi tươi, nuôi cấy. Với vi khuẩn không điển hình, có thể chẩn đoán xác định nhờ PCR tìm nguyên nhân từ dịch hô hấp hoặc ELISA tìm kháng thể trong máu.

            IV. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

1. Trẻ sơ sinh: liên cầu B, trực khuẩn Gram âm đường ruột, Listeria monocytogent, Chlamydia trachomatis

2. Trẻ 2 tháng đến 5 tuổi: phế cầu, HI, M. pneumonia, tụ cầu…

3.Trẻ trên 5 tuổi: Mycoplasma, phế cầu, tụ cầu

             V. ĐIỀU TRỊ:

              1. Kháng sinh:

Uống một trong các kháng sinh sau:

-   Amoxicillin 80mg/kg/24 giờ, chia 2 lần hoặc

-   Amoxicillin – clavulanic 80mg/kg/24 giờ, chia 2 lần .Thời gian điều trị 5

ngày.

-   Erythromycin 40 mg/kg/24 giờ, chia 3 lần, uống khi đói. Hoặc

-   Clarithromycin 15 mg/kg/24 giờ, uống, chia 2 lần. Hoặc

-   Azithromycin 10 mg/kg/24 giờ, uống một lần khi đói.

-   Kháng sinh Cephalosporin thế hệ I, II, III, IV, có thể kết hợp với

+ Aminoglycozid: Gentamycin, Amikacin

+ Quinolon:

Thời gian điều trị 7  10 ngày. Azithromycin có thể dùng 5 ngày.

2. Thuốc khác: long đơm, giãn phế quản, giảm ho, chống viêm tùy từng bệnh nhân.

                 2. Trẻ viêm phổi nặng.

 Chống suy hô hấp:

+ Bệnh nhân nằm ở nơi thoáng, mát, yên tĩnh.

+ Thông thoáng đường thở.

+ Thở oxy khi SpO2 < 92%. Tùy mức độ suy hô hấp có thể thở mask, gọng mũi, thở liên tục hay ngắt quãng. Thở CPAP.

Điều trị triệu chứng

-   Hạ sốt khi nhiệt độ ≥ 38.5ºC, dùng Paracetamol 10 – 15 mg/kg/lần cách mỗi 6 giờ. Cho trẻ nằm trong phòng thoáng, lau người bằng nước ấm

-   Chống hạ nhiệt độ: khi thân nhiệt đo ở nách dưới 36 độ C, điều trị bằng


 

 

-   Cung cấp đủ nước, điện giải và dinh dưỡng

Điều trị kháng sinh

Kháng sinh lựa chọn ban đầu thuộc nhóm Penicilline A kết hợp một thuốc thuộc nhóm Aminosid. Lựa chọn:

-   Ampicillin 200mg/kg/24 giờ, chia 4 lần, tiêm tĩnh mạch chậm cách mỗi 6 giờ. Hoặc

-   Amoxicillin-clavulanic 90mg/kg/24 giờ, chia 3 lần, tiêm tĩnh mạch chậm hoặc tiêm bắp cách mỗi 8 giờ.

-    Kết hợp với Gentamicin 7,5mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm 30 phút hoặc tiêm bắp một lần. Có thể thay thế bằng Amikacin 15mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm hoặc tiêm bắp.

-      Dùng Ceftriaxon 80mg/kg/24h tiêm tĩnh mạch chậm 1 lần hoặc Cefotaxim 100 – 200 mg/kg/24 giờ, chia 2 - 3 lần tiêm tĩnh mạch chậm ; dùng khi thất bại với các thuốc trên hoặc dùng ngay từ đầu.

-   Thời gian dùng kháng sinh ít nhất 5 ngày.

-      Nếu có bằng chứng viêm phổi màng phổi do tụ cầu nhạy với Methicilline (cộng đồng), dùng Oxacillin hoặc Cloxacillin 200mg/kg/24 giờ, chia 4 lần, tiêm tĩnh mạch chậm. Kết hợp với Gentamycin 7,5mg / kg / 24 giờ, tiêm tĩnh mạch chậm. Chọc hút hoặc dẫn lưu mủ khi có tràn mủ màng phổi. Điều trị ít nhất 3 tuần.

-     Nếu có bằng chứng viêm phổi do vi khuẩn không điển hình: uống Macrolid nếu trẻ không suy hấp. Nếu trẻ suy hô hấp, dùng Levofloxacin tiêm tĩnh mạch chậm 15-20 mg/kg/12h, ngày hai lần. Thời gian điều trị 1- 2 tuần.

 

 

VIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢN CẤP

I. ĐẠI CƯƠNG:

            là tình trạng viêm phù nề cấp tính vùng hạ thanh môn thường do siêu vi: Parainfluenza (75%), RSV, Adenovirus.

II. CHẨN DOÁN XÁC ĐỊNH:

            - Triệu chứng khởi phát: sốt nhẹ, ho, chảy mũi.

            - Sau đó sốt cao, ho như chó sủa, khàn tiếng, thở rít.

            - Xquang tim/ phổi

            - Nội soi: viêm phù nề sung huyết, tổn thương biểu mô thanh khí phế quản.

III. PHÂN ĐỘ KHÓ THỞ THANH QUẢN:

            Độ I: chỉ khàn tiếng, thở rít khi khóc.

            Độ II:

                    IIA: thở rít khi nằm yên.

                    IIB: IIA kèm khó thở, thở nhanh, rút lõm ngực.

            Độ III: IIB kèm vật vã, kích thích, tím tái.

IV. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:

            1) Viêm nắp thanh quản cấp: thường do HI, lâm sàng sốt cao đột ngột, ho, đau họng, khàn tiếng, thở rít, trẻ thương ngồi tư thế ngửi hoa. Nội soi: nắp thanh quản sưng to, đỏ như quả dâu. Xquang cổ nghiêng: hình ngón tay cái.

            2) Viêm thanh quản cấp: thường do virus, đau họng, khan tiếng, ít khi suy hô hấp. Nội soi: viêm phù nề dây thanh âm và nắp thanh quản.

            3) Viên khí quản do vi trùng: thương do Staphylococcus aureus. Sốt cao, vẻ mặt nhiễm trùng, nhiễm độc, ho lanh lảnh, khàn tiếng, thở rít. Nội soi niêm mạc đỏ, loét, dịch tiết đặc, phù hạ thanh môn.

            4) Bạch hầu thanh quản: sốt nhẹ, đau họng 2-3 ngày sau xuất hiện màng giả xám bám trật trên hầu họng, chảy máu nếu cố bót tách, suy hô hấp có thể xảy ra đột ngột.

            5) Dị vật đường hô hấp: hội chứng xâm nhập, đột ngột ho khó thở không có triệu chứng nhiễm trùng trước đó.

            6) Abces thành sau họng: sốt, đau họng, đau cổ, cổ cứng khi ngữa, khó nuốt. Khám thấy phồng thành sau họng. CT: chẩn đoán xác định.

V. ĐIỀU TRỊ:

        A. Nguyên tắc điều trị:

            - Loại trừ dị vật đường thở.

            - Phục hồi sự thông thương đường thở.

            - Đảm bảo tình trạng thông khí và oxy hóa máu.

B. Điều trị:

            - Nhẹ: Khó thở thanh quản độ I: điều trị tại nhà, bù nước, hạ sốt, không cần sử dụng khán sinh.

           - Trung bình: Khó thở thanh quản độ IIA: có thể điều trị tại nhà, MethylPrednisolon    1-2mg/kg hoặc Prednison 1mg/kg/lần uống mỗi 8 giờ.

            - Nặng: Khó thở thanh quản IIB, III:

            - Nhập viện.

            - Để trẻ tư thế dễ chịu nhất, hạn chế thăm khám.

            - Oxy ẩm.

            - Khí dung Adrenaline 1°/00 2-5ml (trẻ < 4 tuổi: 2ml), có thể lặp lại liều 2 sau 30 phút- 1 giờ nếu còn khó thở nhiều và sau đó 1- 2 giờ nếu cần để đợi tác dụng của MethylPrednisolon.

        Chống chỉ định: nhịp tim nhanh, tứ chứng Fallot, nghẽn đường thoát thất (P).

            - Kháng sinh: Cefotaxime hoặc Ceftazidim.

            - Hội chẩn chuyên khoa tai mũi họng.

            - Chỉ định đặt nội khí quản và thở máy: tím tái, lơ mơ, kiệt sức, cơn ngừng thở, thất bại với điều trị nội khoa. ống không bóng chèn, kích thước nhỏ hơn 0.5 so với kích thước ống bình thường dùng cho trẻ. Corticoid đến khi rút NKQ thành công. Thời điển rút: thoát khí quanh NKQ cho thấy hết hẹp đường hô hấp.


 

 


 

 



 

 

            
 

 


 

 

 

 


 

 

 

Thẻ:
Chia sẻ: