Suy tim là tình trạng tim không còn khả năng cung cấp (bơm) đủ máu và oxy đến nuôi các tế bào của cơ thể, cũng như để đảm bảo cho các tế bào, phủ tạng hoạt động.
Triệu Chứng:
Suy tim có thể không có triệu chứng hoặc có triệu chứng từ nhẹ đến nặng
Xung huyết phổi gây ho khan liên tục hoặc thở khò khè
Ứ dịch và nước gây nêm phù ở mắt cá, chân, bụng và tang cân.
Nhịp tim nhanh và không đều. Tim sẽ cố gắng đáp ứng với tình trạng thiếu cung cấp máu cho cơ thể bằng cách đập nhanh lên để cung cấp đủ máu cho cơ thể.
Nguyên nhân
• Bệnh lý động mạch vành: Nếu động mạch vành bị hẹp nặng hoặc bị tắc nghẽn thì tim sẽ bị thiếu hụt ôxy và các dưỡng chất.
• Nhồi máu cơ tim: Nhồi máu cơ tim làm tổn thương cơ tim, tạo nên sẹo của một vùng cơ tim bị nhồi máu và làm cho nó mất các chức năng.
• Bệnh lý cơ tim: Đây là bệnh không phải do nguyên nhân từ động mạch hoặc từ vấn đề lưu thông máu, ví dụ như bệnh cơ tim do nhiễm trùng, do rượu hoặc do nghiện ma túy. Tình trạng tim bị quá tải: Các tình trạng như cao huyết áp, bệnh lý van tim, bệnh lý tuyến giáp, bệnh thận, tiểu đường, dị tật tim bẩm sinh đều có thể gây suy tim.
Cách phòng chống
• Ở người suy tim, nếu phù nhẹ chỉ được ăn muối ở mức 5 gr/ngày. Nếu phù nhiều chỉ được ăn muối 1 gr/ngày. Hạn chế uống nước, chỉ uống nửa lít đến 1 lít nước/ ngày.
• Ăn nhiều rau xanh, trái cây, không ăn mỡ động vật, hoặc dầu dừa, hạn chế ăn đồ chiên xào, nên ăn nhiều cá, thịt nạc, thịt bò.
• Nghỉ ngơi là rất cần thiết để giảm gánh nặng cho tim. Nghỉ ngơi về tinh thần là cực kỳ quan trọng, giúp bệnh nhân có tâm trạng thoải mái, không lo nghĩ, không buồn phiền, không tức giận, không sợ hãi...
Có khoảng 10.000 người được chẩn đoán mắc bệnh mỗi năm, với 1/2 người mắc bệnh dưới 40 tuổi.
Một xét nghiệm mới để phát hiện bệnh suy tim có tên NT-ProBNT đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Thông số NT-proBNP có vai trò quyết định trong vấn đề sàng lọc