Tập Huấn An Toàn Người Bệnh Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Mê Linh

Tập Huấn An Toàn Người Bệnh Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Mê Linh

By Quản Trị Viên Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Mê Linh Th09 28, 2019 58

An toàn người bệnh hiện đang là vấn đề không chỉ tại bệnh viện mà còn được cả xã hội quan tâm, vì vậy bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh thường xuyên chú trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần thái độ chăm sóc và đảm bảo an toàn người bệnh cho toàn thể đội ngũ nhân viên y tế.

1712859042661827a2bde1e.png

                                  Bài giảng của đồng chí Thạc sỹ QLCL Nguyễn Thị Xuân - P. Phòng KHTH

Tại lớp tập huấn, các học viên được truyền đạt các kiến thức: quy định đảm bảo xác định chính xác người bệnh, tính chính xác trao đổi thông tin giữa các nhân viên y tế trong quá trình khám và điều trị người bệnh, đảm bảo an toàn trong phẫu thuật, đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc, phòng tránh té ngã, thực trạng và giải pháp thực hiện an toàn người bệnh…

1712859042661827a2be7c9.png


Theo hiệp hội an toàn người bệnh thế giới, phân loại sai sót, sự cố y khoa theo 6 nhóm sau:

1. Sai sót, sự cố y khoa liên do nhầm tên người bệnh.

2. Sai sót, sự cố y khoa do thông tin bàn giao của nhân viên y tế không đầy đủ, chính xác.

3. Sai sót, sự cố y khoa do sai sót dùng thuốc.

4. Sai sót, sự cố y khoa do nhầm lẫn liên quan tới phẫu thuật.

5. Sai sót, sự cố y khoa do nhiễm trùng bệnh viện.

6. Sai sót, sự cố y khoa do người bệnh bị té ngã trong khi đang điều trị tại các cơ sở y tế.

Theo đó, 06 giải pháp an toàn người bệnh nên được áp dụng triệt đển trong bệnh viện đó là:

1. Xác định đúng tên bệnh nhân:

 Khi cung cấp dịch vụ y tế, bàn giao người bệnh phải đảm bảo chính xác bệnh nhân. Bệnh nhân phải được xác định tên, tuổi, giới cụ thể, ưu tiên cho bệnh nhân tự xác định tên mình. Tuyệt đối không dựa vào số phòng, số giường xác định tên bệnh nhân.

2. Cải thiện thông tin giữa nhân viên y tế:

Bàn giao, cho y lệnh phải rõ ràng, cụ thể. Trường hợp chưa hiểu phải hỏi lại, hạn chế tối đa y lệnh miệng. Tuy nhiên, những nơi như khoa cấp cứu không tránh khỏi y lệnh miệng, do đó người cho y lệnh phải rõ ràng, dứt khoát.

3. An toàn trong dùng thuốc:

          Người ta ước tính tại Mỹ tỷ lệ nhầm thuốc chiếm 2%, tức là có tới 320.000 trường hợp nhầm thuốc trong ngày. Tại Việt Nam chưa có số liệu thống kê nhưng chắc là không thấp hơn tỷ lệ trên, nhất là trong tình trạng kinh doanh thuốc tràn lan hiện nay. Dùng thuốc phải đúng bệnh, tác dụng cao, mức độ an toàn cao, tác dụng phụ thấp, giá thành rẽ và phù hợp với cơ địa bệnh nhân. Khi giao thuốc cho người bệnh phải kiểm tra, đối chiếu rõ ràng, không đốt cháy giai đoạn, tốt nhất là bệnh nhân dùng thuốc trước sự có mặt của nhân viên y tế.

          Chỉ định sử dụng thuốc trong bệnh án, toa thuốc, chữ viết phải cẩn thận, hàm lượng, đường dùng, số lần dùng, trước sau bữa ăn…phải hết sức cụ thể. Ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực này rất hiệu quả trong việc giảm thiểu các sai sót xảy ra.

          4. Tránh nhầm lẫn trong phẫu thuật:

          Theo thống kê, trong các khu vực xảy ra sai sót, sự cố y khoa thì khu phẫu thuật chiếm đế 40-50%. Do đó nên áp dụng các biện pháp trành nhầm tên bệnh nhân, đánh dấu vị trí phẫu thuật trành phẫu thuật sai vị trí, kiểm tra lần cuối cùng bệnh nhân và vị trí phẫu thuật trước khi rạch da. Sử dụng bảng kiểm trong quá trình phẫu thuật. Một nghiên cứu từ 8 bệnh viện trên 7688 bệnh nhân phẫu thuật có hay không sử dụng bảng kiểm cho thấy, khi sử dụng bảng kiểm tỷ lệ tử vong giảm từ 1,5% xuống còn 0,8%; các biến chứng giảm từ 11% xuống 7%; tỷ lệ mổ lại từ 2,4% giảm xuống còn 1,8% và tất cả đều có ý nghĩa thống kê.

          5. Giảm nhiễm trùng bệnh viện:

          Bệnh viện là môi trường dễ bị nhiễm khuẫn. Theo các nghiên cứu trong nước, tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện từ 5,4-8%, bệnh nhân thở máy có tỷ lệ viêm phổi từ 17,5-50%. Bộ y tế đã ban hành thông tư 18/2009 về kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện. Nhân viên y tế tuyệt đối phải đảm bảo các nguyên tắc vô trùng nhất là khu vực phẫu thuật, tuân thủ quy trình vệ sinh tay.

          Ngoài ra bệnh viện phải xây dựng khu cách ly, khu điều trị chuyên biệt cho các bệnh dịch lây nhiễm cao. Vệ sinh cảnh quang môi trường, xử lý nguồn nước, tập trung và xử chất thảy theo quy định.

          6. Tránh bệnh nhân té ngã trong bệnh viện:

          Bệnh nhân té ngã trong khu vực bệnh viện gây chấn thương cũng là một trong các biến cố y khoa phải báo cáo. Do vậy, thiết kế bệnh viện phải đủ ánh sáng, không trơn trợt để hạn chế bệnh nhân té ngã. Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện khuyến khích bệnh viện phải có biển cảnh báo đặt những khu vực dễ bị té ngã và thiết kế hành lang đi cho người khuyết tật. 

Nội dung học tập được gắn giữa lý thuyết với thực tế công việc hàng ngày tại các khoa lâm sàng. Học viên được trao đổi thảo luận, trình bày quan điểm, thuận lợi, khó khăn trong công việc; qua đó tìm ra được phương thức giải quyết phù hợp với điều kiện thực tiễn tại bệnh viện.Lớp tập huấn được sự hỗ trợ của đề án Cải tiến chất lượng bệnh viện


 

Thẻ:
Chia sẻ: