Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Ở Trẻ Em

Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Ở Trẻ Em

By Quản Trị Viên Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Mê Linh Th12 07, 2019 57
Bệnh viêm loét dạ dày hiện nay có xu hướng ngày càng trẻ hóa, liệu bạn có đang vô tình gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày của trẻ? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh cùng như chế độ ăn uống cần thiết để giúp điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em.

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em ít gặp hơn người lớn, tuy nhiên bệnh ngày càng trẻ hóa và tỷ lệ trẻ em mắc phải hiện nay là con số đáng phải quan tâm. Theo nghiên cứu năm 2011 được công bố trên tạp chí y khoa Ulcer có tới 8,1% trẻ em ở châu Âu và 17,4% ở Hoa Kỳ sẽ bị viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em trước 18 tuổi, con số này cũng không kém tại nước ta.

Các bác sĩ cho biết, việc chẩn đoán bệnh ở trẻ em hơi khác so với người lớn vì một số xét nghiệm ít có khả năng mang lại kết quả đáng tin cậy như xét nghiệm máu xác định vi khuẩn Hp,…

Các triệu chứng phổ biến hay gặp của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em gồm:

- Đau âm ỉ, lâm râm trong dạ dày

- Chướng bụng, ợ hơi

- Buồn nôn hoặc nôn

- Ăn không ngon

- Cơ thể mệt mỏi

viem-loet-da-day-ta-trang-o-tre-em-tang-cao-1

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em (ảnh minh hoạ)

Đặc biệt đối với trẻ em, khi bị viêm loét dạ dày tá tràng dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng do sự hấp thu tiêu hóa không tốt, trẻ có tình trạng biếng ăn, ăn không ngon.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em.

- Nhiễm vi khuẩn Hp: nguyên nhân phổ biến gây viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em là lây nhiễm vi khuẩn Hp từ gia đình, bạn bè.

- Các yếu tố như sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), trẻ bị béo phì khiến sự tiêu hóa co bóp không ổn định.

- Trẻ bị quá căng thẳng, áp lực trong học tập,… cũng là nguyên nhân tác động đến niêm mạc dạ dày của trẻ dễ gây viêm.

Chế độ ăn cho trẻ khi bị viêm loét dạ dày, tá tràng.

Nếu phát hiện trẻ bị viêm loét dạ dày, bạn nên tạo cho trẻ chế độ ăn hợp lý, sớm tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến dạ dày, tá tràng của trẻ để có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.

Trong quá trình xử lý viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em, nên cho trẻ ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, ít gây ảnh hưởng đến dạ dày như trái cây, rau quả, thịt gà, một số chế phẩm sinh học như sữa chua. Hạn chế tối đa thức ăn chiên rán, thực phẩm cay, có tính acid, đồ uống có ga,…

                                                                                                                        Nguồn: Suckhoedoisong.vn

 

Thẻ:
Chia sẻ: