Xuất Huyết Tiêu Hóa Do Loét Ác Tính Trên Nội Soi Dạ Dày
By Quản Trị Viên Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Mê Linh
Th04 24, 2021
24
Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là những người mắc các bệnh lý về hệ tiêu hóa và có lối sống thiếu khoa học. Khi gặp phải tình trạng này nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và nguy hiểm đến tính mạng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày cũng như dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả.
Xuất huyết tiêu hóa là gì? Có nguy hiểm không?
Xuất huyết tiêu hóa hay còn gọi là chảy máu tiêu hóa, đây là một dạng cấp cứu nội hoặc ngoại khoa do biến chứng của nhiều bệnh lý có liên quan đến hệ thống tiêu hóa gây ra. Ống tiêu hóa là hệ thống toàn bộ các cơ quan hóa kéo dài từ thực quản cho đến hậu môn. Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng máu thoát ra khỏi lòng mạch chảy vào trong ống tiêu hóa, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào như thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn,…
Đây là hiện tượng chảy máu do tổn thương ở trên đường tiêu hóa hoặc ngoài đường tiêu hóa gây ra, tùy thuộc vào mức độ tổn thương ở lớp niêm mạc mà tình trạng chảy máu có thể xảy ra ở mức độ nhẹ đến nặng hoặc gây sốc. Hai triệu chứng đặc trưng của căn bệnh này là ói ra máu và đi cầu ra máu, dựa vào vị trí bị xuất huyết bên trong ống tiêu hóa mà y khoa chia bệnh thành hai dạng khác nhau là:
Xuất huyết tiêu hóa trên: Xuất huyết xảy ra từ thực quản kéo dài đến vị trí D4 trên dây chằng Triez, đây là ranh giới giữa tá tràng và hỗng tràng.
Xuất huyết tiêu hóa dưới: Tình trạng xuất huyết trong ống tiêu hóa xảy ra từ dây chằng Triez kéo dài cho đến hậu môn.
Xuất huyết tiêu hóa là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào nhưng phổ biến nhất là những người nằm từ độ tuổi 20 – 50. Theo thống kê, tỷ lệ người mắc bệnh xuất huyết tiêu hóa ở các nước đang phát triển thường rất cao và đang có xu hướng tăng dần, trong đó có Việt Nam. Chuyên gia cho biết, nam giới là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh xuất huyết tiêu hóa cao hơn so với phụ nữ khoảng 20%, nguyên nhân là do nam giới có nhiều thói quen xấu ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa như thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá, chế độ ăn uống không điều độ.
Xuất huyết tiêu hóa là một dạng cấp cứu rất nguy hiểm. Nếu người bệnh chủ quan trong việc phát hiện và điều trị có thể dẫn đến thiếu máu lên não gây nhũn não, bị nhồi máu cơ tim ở những người mắc bệnh tim mạch, chảy máu trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị mất máu và nguy cơ gây tử vong. Nếu bạn đang mắc các bệnh lý mãn tính ở các cơ quan tiêu hóa và xuất hiện tình trạng đau bụng dữ dội kèm theo nôn, đại tiện ra máu thì nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám để được cấp cứu kịp thời.
Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa thường gặp
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, đa số các trường hợp bị xuất huyết tiêu hóa đều là biến chứng do bệnh lý gây ra. Dưới đây là một số bệnh lý có thể gây ra bệnh xuất huyết tiêu hóa bạn cần phải chú ý:
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: Đây là nguyên nhân gây ra bệnh xuất huyết tiêu hóa phổ biến nhất, theo thống kê có đến 40% trường hợp mắc bệnh do nguyên nhân này. Những người bị viêm loét tá tràng đều có thói quen lạm dụng kháng sinh hoặc uống nhiều bia rượu, đây là điều kiện thuận lợi dẫn đến tình trạng chảy máu trong ống tiêu hóa.
Xuất hiện khối u: Các khối u lành tính xuất hiện trong ống tiêu hóa cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu trong lòng mạch. Đa số các khối u lành tính khi mới phát triển đều không có triệu chứng bất thường, nếu không phát hiện và cắt bỏ sớm sẽ các khối u này lớn dần lên, gây ma sát với thức ăn hoặc dịch vị dẫn đến xuất huyết.
Mắc bệnh ung thư: Việc các khối u ác tính xuất hiện tại các cơn quan tiêu hóa trên (như thực quản, dạ dày, tá tràng) là bệnh lý có mức độ nguy hiểm rất cao, xuất huyết tiêu hóa là một trong những triệu chứng thường gặp của căn bệnh này. Ngoài ra bệnh còn có thể gây ra một số biểu hiện khác như đau bụng dữ dội, chướng bụng đầy hơi, khó nuốt, gây sút cân,…
Mắc bệnh lý về máu: Nếu bạn mắc phải các vấn đề về máu như rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu hoặc hồng cầu lưỡi liềm cũng sẽ có nguy cơ bị xuất huyết tiêu hóa là rất cao. Ngoài ra, nhiễm trùng máu cũng có thể gây ra chảy máu ở trong lòng mạch, đây là nguyên nhân khá ít gặp nhưng có mức độ nguy hiểm cao và dễ gây tử vong.
Bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn: Bệnh trĩ hình thành do các đám tĩnh mạch xung quanh hậu môn bị căng giãn quá mức, gây sưng phồng và hình thành nên các búi trĩ sa. Nếu các búi trĩ này bị sưng phồng quá mức sẽ bị vỡ ra và gây chảy máu. Ngoài ra, nứt kẻ hậu môn cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất huyết tiêu hóa dưới.
Do bệnh lý khác: Mắc các bệnh lý về gan (gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan), bệnh Hemophilia, bệnh túi thưa, bệnh Crohn, dị dạng mạch máu ở ruột non, ung thư đại trực tràng, hội chứng Mallory – Weiss, suy thận, viêm tĩnh mạch thực quản,…
Yếu tố khác: Ngoài nguyên nhân do bệnh lý thì xuất huyết tiêu hóa cũng có thể xảy ra do một số yếu tố khác như uống phải dung dịch kiềm hoặc acid, căng thẳng ở mức độ nghiêm trọng, lạm dụng thuốc chống viêm và thuốc giảm đau, thiếu vitamin K, sự thay đổi bất thường của thời tiết cũng là yếu tố thuận lợi gây ra bệnh,…
Dấu hiệu nhận biết bệnh xuất huyết tiêu hóa
Khi bị xuất huyết tiêu hóa người bệnh có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu và các triệu chứng lâm sàng sau đây:
– Dấu hiệu nhận biết
Xuất hiện cơn đau đột ngột và dữ dữ dội ở vùng thượng vị, triệu chứng này thường gặp ở những người bị viêm loét dạ dày tá tràng.
Luôn cảm thấy cồn cào, mệt lả, nóng rát sau khi uống thuốc kháng sinh hoặc kháng viêm.
Khi thời tiết thay đổi cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mắt, buồn nôn.
– Triệu chứng lâm sàng
Nôn ra máu: Đây là triệu chứng phổ biến và thường gặp nhất khi bị xuất huyết tiêu hóa. Tùy thuộc vào vị trí bị xuất huyết mà lượng máu, màu sắc máu, tính chất máu và tính chất nôn sẽ có sự khác nhau. Có những trường hợp màu sắc máu khi nôn sẽ đỏ tươi, có trường hợp màu sẫm, máu tươi hoặc đông thành cục,…
Đi ngoài có máu và phân đen: Lúc đi ngoài bạn sẽ quan sát thấy phân có màu đen và kèm theo máu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hệ thống tĩnh mạch bên trông ống tiêu hóa bị giãn nỡ và chảy máu do áp lực quá mức.
Cơ thể mất máu: Tình trạng chảy máu diễn ra bên trong ống tiêu hóa sẽ khiến cơ thể bị mất máu và gây ra các triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, suy nhược cơ thể, gầy sút hoặc xanh xao. Ở những trường hợp mất máu quá nhiều sẽ gây khó thở, tụt huyết áp và ngất xỉu. Lúc này người bệnh cần nhanh chóng đi cấp cứu để được xử lý kịp thời và đúng cách.
Sốc: Nếu tình trạng chảy máu bên trong cơ thể ở mức độ nghiêm trọng khiến cơ thể bị mất máu quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng da lạnh và tím tái, huyết áp giảm đột ngột,… Đây là tình trạng rất nguy hiểm cần được cấp cứu nhanh chóng để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.
Các cách chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa
Khi nghi ngờ bản thân bị xuất huyết tiêu hóa, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín tiến hành thăm khám, chẩn đoán để được cấp cứu kịp thời. Đa số các trường hợp bị xuất huyết tiêu hóa đều có thể được nhận biết bằng các triệu chứng lâm sàng thông qua tính chất nôn, máu và phân của người bệnh. Ở những trường hợp không thể chứng kiến trực tiếp các triệu chứng trên thì việc nhận biết ra bệnh sẽ trở nên khó hơn. Lúc này bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Thăm hỏi bệnh nhân về tính chất nôn, các dấu hiệu của cơ thể trước đó và tiền sử bệnh trạng.
Bước 2: Thăm khám lâm sàng thông qua màu sắc da, niêm mạc, mạch đập và huyết áp.
Bước 3: Chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như xát nghiệm máu để kiểm tra hồng cầu, nội soi để xác định vị trí chảy máu và xét nghiệm phân.
Sau khi xác định bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán mức độ của xuất huyết tiêu hóa để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất, giúp nâng cao hiệu quả chữa trị. Dựa vào chỉ số của mạch qua số, huyết áp, hồng cầu, Hemoglobin và Hematocrit mà bác sĩ sẽ xác định được bệnh đang ở mức độ nặng, nhẹ hay trung bình.
Bên cạnh đó, xuất huyết tiêu hóa cũng được chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý có triệu chứng tương tự như ho ra máu, chảy máu cam, phân đen do uống bismuth, phân đen do táo bón hoặc do nhiều mật.
Phương pháp điều trị xuất huyết tiêu hóa
Sau khi tìm ra được chính xác nguyên nhân, mức độ bệnh trạng và vị trí chảy máu bên trong ống tiêu hóa bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Đa số các trường hợp cấp cứu xuất huyết tiêu hóa đều có chung một mục đích là cầm máu, hạn chế tình trạng mất máu quá nhiều gây sốc, khôi phục lại lượng máu trong cơ thể. Khi cơ thể người bệnh đã ổn định sẽ được tiến hành điều trị triệu chứng và nguyên nhân gây ra bệnh.
Một số phương pháp điều trị xuất huyết tiêu hóa thường được áp dụng trong y khoa là:
– Truyền dịch và truyền máu: Mục đích phục hồi sức cho bệnh nhân. Tuy nhiên, phương pháp truyền máu chỉ được áp dụng cho những trường hợp có chỉ số hemoglobin ít hơn 70 – 80 g/L.
– Dùng thuốc:
Thuốc ức chế bơm proton IV (như omeprazole, octreotide,…) được dùng cho những trường hợp xuất huyết tiêu hóa xảy ra ở dạ dày nhằm ức chế quá trình tăng tiết dịch vị acid.
Thuốc prokinetics (như metoclopramide, erythromycin,…) được sử dụng cho những trường hợp chảy máu nhiều giúp loại bỏ máy đông và thực phẩm dư thừa để ổn định lại dạ dày. Loại thuốc này thường được chỉ định cho người bệnh dùng trước khi thực hiện nội soi.
– Thủ thuật can thiệp ngoại khoa:
Dùng ống thông khí cầu thực quản: Được chỉ định áp dụng cho những trường hợp xuất huyết do giãn tĩnh mạch ở thực quản.
Nội soi can thiệp: Phương pháp này sẽ được chỉ định thực hiện trong vòng 24 giờ sau khi người bệnh bị xuất huyết với mục đích làm ngưng xuất huyết tiêu hóa. Các phương pháp thường được áp dụng là tiêm chất gây đông máu vào vùng xuất huyết, đốt điện, đốt tia laser, thắt vòng cao su ở mạch máu bị tổn thương,…
Phẫu thuật: Nếu phương pháp nội soi không thực hiện được hoặc diễn ra thất bại thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật cầm máu cho người bệnh.
Lời khuyên dành cho người bị xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa là bệnh lý rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng này bạn cần đến cơ sỏ y tế để được cấp cứu đúng cách và kịp thời. Sau khi tiến hành cấp cứu, bạn cũng nên có các biện pháp chăm sóc sức khỏe hợp lý để phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.
– Biện pháp chăm sóc cho người bệnh
Người bệnh nên nằm nghĩ ngơi ở những nơi có không gian yên tĩnh. Hãy nằm ngửa thẳng lưng trên giường phẳng và không được kê gối trên đầu.
Để giảm đau do phẫu thuật hoặc triệu chứng do bệnh gây ra, bạn có thể nhờ người thân dùng khăn ấm chườm lên bụng. Nếu bị chảy máu nặng gây khó thở hoặc choáng váng hãy nhờ đến máy trợ thở oxy để ngăn ngừa hôn mê.
Sau khi vết thương đã ổn định, người bệnh có thể đi lại nhẹ nhàng để thư giãn cơ giúp cơ thể thoải mái hơn. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được di chuyển nhiều hoặc vận động mạnh để tránh gây ảnh hưởng đến vết thương.
Nên giữ tinh thần thoải mái, không nên lo lắng để quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi hơn. Uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng bác sĩ chuyên khoa đưa ra.
Cho người bệnh sử dụng các loại thức ăn nhẹ và dễ tiêu hóa như uống sữa, ăn cháo loãng, súp, canh hầm nhừ,… Tuy nhiên, chỉ nên cho người bệnh ăn với số lượng ít, không được để bụng quá no hoặc quá đói
Tuyệt đối nói không với các loại đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước chè đặc, thuốc lá. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm tác động xấu đến cơ quan tiêu hóa như đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều gia vị chua cay mặn ngọt, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, đồ ăn chế biến sẵn chứa chất bảo quản.
Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm nhiều chất xơ, rau xanh và trái cây tươi vào chế độ ăn uống hàng ngày. Đây là những thực phẩm có tác dụng rất tốt đến hệ tiêu hóa và ngăn ngừa được nhiều bệnh lý khác nhau. Uống nhiều nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Nên ăn đúng giờ và đủ bữa, tập trung và không làm việc khác khi ăn, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để hạn chế gây áp lực lên các cơ quan tiêu hóa. Nên chế biến món ăn dưới dạng dễ tiêu hóa và thực đơn ăn uống cần phải bổ sung đầy đủ khoáng chất cho cơ thể.
Rèn luyện cho bản thân lối sống tích cực như hạn chế thức khuya, ngủ đúng giờ và đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái, có các biện pháp giải tỏa căng thẳng sau khi làm việc, tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp tăng cường sức đề kháng
Chương trình hiến máu tình nguyện tổ chức tại bệnh viện với mục đích nhằm tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân có đủ sức khỏe tích cực tham gia hiến máu tình nguyện, đáp ứng nhu cầu máu cho cấp cứu và điều trị người bệnh trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, phát huy nét đẹp văn hóa “Hiến máu cứu người” vào dịp đầu Xuân mới