BỆNH BONG VÕNG MẠC
I/ ĐỊNH NGHĨA:
Bong võng mạc là bệnh lý của màng thần kinh cảm thụ võng mạc trong đó lớp thần kinh cảm thụ của võng mạc bị tách ra khỏi lớp biểu mô sắc tố do tích lũy dịch trong khoang dưới võng mạc.
II/ PHÂN LOẠI:
- Bong võng mạc nguyên phát
- Bong võng mạc thứ phát:
+ Bong võng mạc do co kéo
+ Bong võng mạc xuất tiết
+ Bong võng mạc do cận thị
+ Bong võng mạc do chấn thương (xuyên/ đụng dập, có/ không có dị vật)
+ Bong võng mạc trên mắt không có thể thủy tinh.
+ Bong võng mạc rách khổng lồ
+ Bong võng mạc lỗ hoàng điểm
III/ CHẨN ĐOÁN:
1/ Triệu chứng cơ năng:
- Ruồi bay, chớp sáng (do bong dịch kính sau gây co kéo võng mạc).
- Mất thị trường tương ứng vùng bong võng mạc, mờ nhanh/ mờ từng phần lan dần tùy vị trí rách và hình thái vong bõng mạc.
2/ Triệu chứng thực thể:
- Tổn thương dịch kính: đục dịch kính, hóa lỏng dịch kính, bong dịch kính sau, xuất huyết dịch kính, tổ chức hóa dịch kính…
- Vị trí, giới hạn, mức độ bong võng mạc, đã bong đến hoàng điểm chưa, võng mạc mềm hay xơ cứng.
- Vị trí, số lượng, hình thái vết rách.
- Tổn thương khác của võng mạc: màng trước võng mạc, thoái hóa võng mạc, tăng sinh võng mạc…
IV/ ĐIỀU TRỊ:
- Lạnh đông võng mạc: áp lạnh lên củng mạc gây phản ứng viêm dính hắc mạc với vết rách võng mạc.
- Laser võng mạc: laser ngoài nhãn cầu hoặc trong mổ sau khi võng mạc đã đặt đúng vị trí, dẫn lưu hết dịch, tác dụng hàn gắn vết rách võng mạc.
- Phẫu thuật bong võng mạc kinh điển: dùng đai củng mạc ấn độn tại chỗ vùng rách võng mạc.
- Phẫu thuật cắt dịch kính: có hoặc không bơm khí nở hoặc dầu silicon nội nhãn.
BỆNH ĐỤC THỂ THỦY TINH TUỔI GIÀ
I/ ĐỊNH NGHĨA:
Đục thể thủy tinh là biểu hiện mất tính trong suốt thường có của thể thủy tinh tự nhiên. Hiện tượng này có thể là hậu quả của sự phá vỡ cấu trúc protein thông thường, sự lắng đọng bất thường protein trong lòng thể thủy tinh hoặc kết hợp cả hai yếu tố gây nên.
II/ CHẨN ĐOÁN:
1/ Triệu chứng cơ năng: Thường tiến triển chậm, đồng thời cả hai mắt nhưng có thể không cân xứng
- Nhìn mờ như màn sương hoặc có điểm đen trước mắt. Thị lực nhìn xa thường giảm nhiều hơn thị lực nhìn gần.
- Có thể nhìn màu sắc biến đổi.
- Nhìn song thị trong một số trường hợp.
2/ Triệu chứng thực thể:
Khám sinh hiển vi sau khi tra thuốc giãn đồng tử rộng hoặc soi ánh đồng tử bằng máy soi đáy mắt sẽ thấy vùng nhân đục là một đám màu tối ở trung tâm di chuyển theo chuyển động của mắt. Giai đoạn muộn hơn khi thể thủy tinh trở nên đục hẳn, nhân thể thủy tinh nâu vàng và không phân biệt được các lớp thể thủy tinh trên khám sinh hiển vi có đèn khe.
III/ ĐIỀU TRỊ:
- Hiện nay, không có loại thuốc nào điều trị được đục thể thủy tinh, chỉ có phẫu thuật mới giải quyết được bệnh.
- Chỉ định phẫu thuật thông thường phụ thuộc vào yêu cầu, nguyện vọng của bệnh nhân muốn cải thiện chức năng thị giác.
- Phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh (phacoemulsification) là một trong những phương pháp phẫu thuật hiện đại nhất thế giới hiện nay với đường mổ nhỏ, lành sẹo nhanh, thị lực phục hồi sớm và cao hơn so với các phương pháp phẫu thuật cổ điển khác.
BỆNH GLÔCÔM NGUYÊN PHÁT GÓC ĐÓNG CƠN CẤP
I/ ĐỊNH NGHĨA:
- Bệnh Glôcôm là bệnh lý của thần kinh thị giác, tiến triển mạn tính, đặc trưng bởi sự chết dần của các tế bào hạch võng mạc, biểu hiện bằng teo lõm đĩa thị giác, tổn hại thị trường đặc hiệu và thường đi kèm với tình trạng nhãn áp cao.
- Bệnh glôcôm nguyên phát góc đóng là bệnh glôcôm nguyên phát trong đó có hiện tượng đóng các góc tiền phòng.
II/ CHẨN ĐOÁN:
1/ Triệu chứng cơ năng: thường rầm rộ, cấp tính
- Đau nhức mắt đột ngột dữ dội.
- Thị lực giảm đột ngột như nhìn qua sương mù, thấy những quầng mầu sắc quanh đèn sáng, chói.
- Nôn, buồn nôn, vã mồ hôi, tim đập nhanh…
2/ Triệu chứng thực thể:
- Khám sinh hiển vi: mạch máu nhãn cầu cương tụ. Giác mạc phù nề, mờ đục. Tiền phòng nông. Đồng tử giãn méo, dính với mặt trước thể thủy tinh.
- Soi đáy mắt: Khó quan sát do giác mạc phù. Có thể thấy đĩa thị bờ nhòa, phù nề, xuất huyết đĩa thị hoặc cạnh đĩa thị.
- Khám nghiệm chức năng mắt: Nhãn áp tăng cao, đôi khi có thể lên đến 50 – 60 mmHg.
III/ ĐIỀU TRỊ:
Nguyên tắc điều trị:
- Điều trị cả 2 mắt
- Bắt đầu điều trị bằng thuốc hạ nhãn áp, co đồng tử, tạo điều kiện an toàn để can thiệp laser hoặc phẫu thuật.
- Lựa chọn phương pháp laser hay phẫu thuật phụ thuộc vào tình trạng góc tiền phòng
BỆNH GLÔCÔM NGUYÊN PHÁT GÓC MỞ
I/ ĐỊNH NGHĨA:
Bệnh Glôcôm nguyên phát góc mở là tình trạng bệnh mà trong đó có sự mất dần các tế bào hạch võng mạc, đặc trưng bởi tổn hại thị trường và lõm gai thị, thường liên quan đến một tình trạng nhãn áp cao.
II/ CHẨN ĐOÁN:
1/ Triệu chứng cơ năng: thường rất kín đáo
- Cảm giác hơi tức mắt.
- Nhìn mờ như có màn sương mỏng trước mắt.
2/ Triệu chứng thực thể:
- Khám sinh hiển vi bán phần trước hầu như không phát hiện được điều gì bất thường, chỉ ở giai đoạn cuối mới thấy đồng tử giãn và mất phản xạ với ánh sáng.
- Soi đáy mắt: có tổn thương đầu dây thần kinh thị giác do glôcôm.
- Khám nghiệm chức năng mắt:
+ Nhãn áp trên 24 mmHg với nhãn áp kế Maclakov 10g hoặc trên 21 mmHg với nhãn áp kế Goldmann.
+ Thị trường: tổn thương điển hình của bệnh là ám điểm hình cung cạnh tâm. Ở những giai đoạn sau thị trường thu hẹp dần.
III/ ĐIỀU TRỊ:
Nguyên tắc điều trị:
- Hạ nhãn áp về mức an toàn.
- Sử dụng thuốc với liều thấp nhất có thể.
- Theo dõi bệnh nhân chặt chẽ.
- Hướng dẫn bệnh nhân tuân thủ điều trị: tra thuốc đúng giờ, đúng liều lượng, đúng kỹ thuật.
BỆNH LÁC
I/ ĐỊNH NGHĨA:
Lác là một bệnh bao gồm hai hội chứng lệch trục nhãn cầu (lác mắt) và rối loạn thị giác hai mắt (Giảm hay mất chức năng phối hợp giữa hai mắt như hợp thị, phù thị…)
II/ HÌNH THÁI LÂM SÀNG:
1/ Lác cơ năng:
- Lác trong cơ năng
- Lác ngoài cơ năng
- Lác có yếu tố đứng
- Lác có phối hợp hội chứng
2/ Lác liệt:
- Liệt dây thần kinh vận nhãn
- Liệt cơ vận nhãn
- Liệt cơ
3/ Đau nhức mắt (biến chứng Glôcôm tân mạch)
III/ CHẨN ĐOÁN:
1/ Lác cơ năng:
- Hỏi bệnh
- Các phương pháp khám lác: phương pháp Hirschberg, Hirschberg phối hợp lăng kính, máy synotophore.
- Khám vận động nhãn cầu
- Khám phát hiện nhược thị
2/ Lác liệt:
- Lác mắt
- Song thị
- Hạn chế vận nhãn
- Tư thế bù trừ
- Một số test chẩn đoán: Test Bielschosky, test đũa Maddox
IV/ ĐIỀU TRỊ:
- Khám và điều trị càng sớm càng tốt
- Phối hợp giữa thầy thuốc và bệnh nhân, người nhà bệnh nhân
- Phương pháp điều trị đúng, chính xác và hợp lý
- Phối hợp các phương pháp điều trị lác
- Điều trị không phẫu thuật: Chỉnh kính, điều trị nhược thị, điều trị bằng thuốc
- Điều trị phẫu thuật:
+ Phẫu thuật làm yếu cơ: Lùi cơ, cắt buông cơ, cắt bờ cơ hình zic zắc hay cắt một phần bờ cơ, phẫu thuật Faden
+ Phẫu thuật làm khỏe cơ: Phẫu thuật rút ngắn cơ, gấp cơ, tiến cơ
+ Phẫu thuật chỉnh chỉ
+ Phẫu thuật chuyển chỗ bám và di thực cơ
+ Điều trị nguyên nhân
+ Điều trị nội khoa: trong khoảng 6 – 9 tháng đầu
+ Điều trị châm cứu: phối hợp với điều trị nội khoa và nhãn khoa
+ Điều trị nhãn khoa: Bịt mắt luân phiên để tránh song thị và nhược thị
+ Điều trị phẫu thuật: sau 6 – 9 tháng khi liệt vận nhãn đã ổn định
V/ THEO DÕI:
Khám định kỳ là chìa khóa then chốt để phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh lác mắt.
BỆNH MỘNG THỊT
I/ĐỊNH NGHĨA:
Mộng thịt là khối tăng sản xơ mạch của kết mạc nhãn cầu.
II/ CHẨN ĐOÁN:
1/ Triệu chứng cơ năng: Có thể không có triệu chứng hoặc gây kích thích , đỏ, chảy nước mắt, giảm thị lực.
2/ Triệu chứng thực thể:
- Mộng thịt nguyên phát: tổ chức xơ mạch hình rẻ quạt xuất phát từ kết mạc khe mi và lan vào giác mạc.
- Các dấu hiệu khác: Có thể nhiều mạch máu đính kèm và cương tụ hoặc có thể kèm theo viêm giác mạc chấm nông hoặc dellen. Có thể thấy một vệt đọng sắt trên giác mạc sát với mộng thịt.
II/ ĐIỀU TRỊ:
- Bảo vệ mắt tránh ánh sáng mặt trời, bụi bẩn gió.
- Điều trị nhẹ bớt hiện tượng kích thích nhãn cầu.
+ Nhẹ: tra nước mắt nhân tạo
+ Vừa phải tới nặng: tra Steroid.
Phẫu thuật khi:
- Gây cản trở kính tiếp xúc.
- Bị kích thích dữ dội mà điều trị nội khoa không kết quả.
- Xâm lấn trục thị giác.
BỆNH QUẶM
I/ ĐỊNH NGHĨA: Quặm là tình trạng cuộn vào trong của một phần hay toàn bộ bờ mi gây biến chứng giác mạc do sự cọ xát của lông mi.
II/ TRIỆU CHỨNG:
1/ Triệu chứng cơ năng: Mắt bị kích thích hoặc có cảm giác dị vật, chảy nước mắt, đỏ mắt.
2/ Triệu chứng thực thể:
- Bờ mi cụp vào trong.
- Kết mạc có thể cương tụ.
- Viêm giác mạc chấm nông.
III/ NGUYÊN NHÂN:
- Tuổi già
- Do sẹo
- Co quắp (do sang chấn phẫu thuật, mắt bị kích thích, co quắp mi).
- Bẩm sinh
IV/ ĐIỀU TRỊ:
- Mỡ kháng sinh điều trị viêm giác mạc nông.
- Muốn điều trị dứt điểm thì cần phải phẫu thuật (tùy nguyên nhân thì có phẫu thuật tương ứng).
THOÁI HÓA HOÀNG ĐIỂM TUỔI GIÀ
I/ ĐỊNH NGHĨA:
Bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già là bệnh đặc trưng bởi sự tổn thương võng mạc tại vùng hoàng điểm thường gặp ở các bệnh nhân trên 60 tuổi. Các tổn thương có thể thay đổi khác nhau từ những xuất tiết, drusen đến những thay đổi của lớp biểu mô sắc tố vùng hoàng điểm như teo hoàng điểm dạng địa đồ, tân mạch dưới võng mạc, bong thanh dịch, bong/ rách biểu mô sắc tố… Giai đoạn muộn của bệnh có thể dẫn đến mất thị lực không hồi phục.
II/ TRIỆU CHỨNG:
- Nhìn mờ dần hoặc đột ngột: tùy theo thể bệnh
- Thay đổi màu sắc, biến dạng hình, ám điểm trung tâm
- Đau nhức mắt (biến chứng Glôcôm tân mạch)
III/ YẾU TỐ NGUY CƠ:
- Tuổi cao
- Yếu tố di truyền
- Chủng tộc
- Hút thuốc lá
- Cao huyết áp
- Béo phì
IV/ CHẨN ĐOÁN:
- Triệu chứng cơ năng
- Thăm khám lâm sàng
- Chụp mạch huỳnh quang fluorescein, ICG
- Chụp cắt lớp quang học OCT
- Thoái hóa hoàng điểm tuổi già thể khô: Teo hoàng điểm dạng địa đồ
- Thoái hóa hoàng điểm thể ướt: Có sự tăng sinh tân mạch hắc mạc
+ Tân mạch ẩn
+ Tân mạch hiện
V/ ĐIỀU TRỊ:
1/ Thoái hóa hoàng điểm tuổi già thể khô: diễn biến thầm lặng, hầu như không có tác dụng với điều trị, không có khả năng ngăn chặn bệnh tiến triển.
2/ Thoái hóa hoàng điểm tuổi già thể ướt:
- Điều trị không đặc hiệu: Thuốc chống oxy hóa: Vitamin E, C, kẽm, yếu tố vi lượng, Lutein, Zeaxanthin
- Điều trị chống tân mạch anti – VEGF: Avastin, Lucentis… tiêm trực tiếp vào dịch kính ức chế tân mạch và cải thiện thị lực.
- Photodynamich therapy có tác dụng điều trị tân mạch dưới võng mạc
- Điều trị phẫu thuật: Cắt dịch kính điều trị xuất huyết dịch kính, cắt dịch kính lấy tân mạch và dẫn lưu máu dưới võng mạc, phẫu thuật xoay võng mạc vùng hoàng điểm.
VI/ THEO DÕI:
Khám định kỳ là chìa khóa then chốt để phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già.
BỆNH VIÊM BỜ MI
I/ CHẨN ĐOÁN:
1/ Triệu chứng cơ năng: Ngứa, rát, đau tức nhẹ và cảm giác cộm mắt, chảy nước mắt, có vảy quanh mắt khi ngủ dậy.
2/ Triệu chứng thực thể: Bờ mi tróc vẩy, đỏ, dày kèm theo các mạch máu giãn và các tuyến dầu ở bờ mi có đọng chất tiết quánh (viêm tuyến meibomius).
Ngoài ra còn các dấu hiệu khác: Cương tụ kết mạc, mi mắt sưng nề, xuất tiết nhày nhẹ viêm giác mạc nông.
II/ ĐIỀU TRỊ:
- Rửa bờ mi bằng xà phòng tắm loại nhẹ (như xà phòng tắm của trẻ em Johnson) 2 lần/ ngày, dùng tăm bông hay khăn mặt để rửa.
- Đắp ấm 15 phút, 3 lần/ ngày.
- Nếu có kèm khô mắt hãy dùng nước mắt nhân tạo 4 – 8 lần/ ngày.
- Nếu bệnh nặng vừa phải dùng thêm mỡ kháng sinh vào buổi tối.
- Có thể điều trị viêm tuyến Meibomius bằng Tetraxyclin 250mg uống 4 lần/ ngày x 6 tuần lễ; sau đó giảm liều dần.
+ Không dùng Tetraxyclin ở những phụ nữ có thai, cho con bú, hay trẻ em dưới 8 tuổi, có thể dùng Erythromycin 250mg uống 4 lần/ ngày thay thế.
+ Bệnh viêm bờ mi hiếm gặp, khó chữa, ở một bên mắt hay không đối xứng là biểu hiện duy nhất của bệnh carcinoma tuyến bã.
BỆNH VIÊM GIÁC MẠC CHẤM NÔNG
I/ CHẨN ĐOÁN:
1/ Triệu chứng cơ năng: Đau, sợ ánh sáng, đỏ, cảm giác dị vật, chảy nước mắt.
2/ Triệu chứng thực thể:
- Kết mạc có thể cương tụ.
- Tổn thương biểu mô giác mạc bằng đầu ghim bắt màu Fluorescein.
II/ NGUYÊN NHÂN: Không đặc thù, thông thường trong các bệnh:
- Hội chứng khô mắt.
- Viêm bờ mi.
- Chấn thương (có thể do chấn thương nhẹ ví dụ cọ xát lên mắt lâu ngày).
- Hở mi.
- Ngộ độc thuốc tại chỗ.
- Bỏng tia tử ngoại.
- Hóa chất nhẹ.
- Kính tiếp xúc.
- Dị vật kết mạc mi trên.
- Viêm kết mạc.
- Bệnh giác mạc chấm nông Thygerson.
- Lông xiêu.
III/ ĐIỀU TRỊ: Cần tìm nguyên nhân và điều trị:
- Kháng sinh, chống viêm, nước mắt nhân tạo.
BỆNH VIÊM GIÁC MẠC CHẤM SỢI
I/ TRIỆU CHỨNG:
1/ Triệu chứng cơ năng: Đau vừa phải đến dữ dội, đỏ mắt, cảm giác có dị vật, sợ ánh sáng.
2/ Triệu chứng thực thể:
- Những dải ngắn tạo bởi các tế bào biểu mô và chất nhày dính vào mặt trước của giác mạc ở một đầu của chúng. Các dải này bắt màu Fluorescin.
- Cương tụ kết mạc, viêm giác mạc chấm nông.
II/ HỘI CHỨNG KHÔ MẮT:
- Hội chứng khô mắt.
- Viêm kết giác mạc vùng rìa phía trên.
- Trợt giác mạc tái phát nhiều lần.
- Băng mắt (Ví dụ: Sau mổ, sau xước giác mạc).
III/ ĐIỀU TRỊ:
- Điều trị theo căn nguyên của bệnh.
- Lấy bỏ các sợi ở tận gốc bằng panh nhỏ hay bằng một cái tăm bông.
- Tra nước mắt nhân tạo.
- Nếu các triệu chứng nặng nề hay cách điều trị trên không có kết quả hãy xét khả năng dùng kính tiếp xúc mềm, trừ khi bệnh nhân bị khô mắt quá nặng. Có khi phải đeo kính tiếp xúc mềm trong nhiều tháng, loại có thể đặt một thời hạn dài.
BỆNH VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO TRƯỚC
I/ ĐỊNH NGHĨA:
Bệnh viêm màng bồ đào trước là viêm của mống mắt thể mi, còn gọi là viêm mống mắt thể mi.
II/ CHẨN ĐOÁN:
1/ Triệu chứng cơ năng:
- Đau nhức: Đau trong mắt, lan ra trán, hốc mắt.
- Phản ứng thể mi (+): Đau khi ấn vào nhãn cầu.
- Sợ ánh sáng, chảy nước mắt, chói cộm.
- Nhìn mờ: Mức độ tùy theo đến sớm hay muộn
2/ Triệu chứng toàn thân: có thể sốt hoặc mất ngủ.
3/ Triệu chứng thực thể:
- Cương tụ rìa.
- Giác mạc:
+ Đôi khi có thâm nhiễm tế bào viêm, phản ứng màng Descemet.
+ Tủa mặt sau giác mạc.
- Tiền phòng:
+ Dấu hiệu Tyndall (+).
+ Có thể có mủ tiền phòng, Fibrin hoặc máu.
- Mống mắt: Phù, mất sắc bóng, mất độ xốp
- Đồng tử: Co nhỏ, phản xạ chậm hoặc mất, dính mặt trước thể thủy tinh, có xuất tiết và sắc tố mống mắt.
- Nhãn áp: Có thể tăng ở giai đoạn đầu do thể mi tăng tiết thủy dịch hoặc ở giai đoạn sau do bít đồng tử, nhãn áp có thể giảm. Nhãn áp có thể bình thường.
- Thị lực giảm.
III/ NGUYÊN NHÂN:
1/ Nguyên nhân tại mắt:
- Do nhiễm khuẩn hoặc do viêm.
- Dị vật nội nhãn, phẫu thuật nội nhãn
- Do kháng nguyên thể thủy tinh
- Viêm màng bồ đào ở mắt kia do nhãn viêm giao cảm…
2/ Nguyên nhân khu vực: Nhiễm trùng tai mũi họng hoặc răng.
3/ Nguyên nhân toàn thân: Nhiễm trùng (Ký sinh trùng, virut, vi khuẩn, nấm), viêm, chuyển hóa.
IV/ ĐIỀU TRỊ:
Nguyên tắc điều trị:
- Chống viêm đặc hiệu, không đặc hiệu bằng kháng sinh và corticoid tại mắt và toàn thân.
- Chống dính mống mắt – thủy tinh thể: Tra dung dịch Atropin 0,5%, 1% hoặc tiêm Atropin ¼ mg + Adrenalin 0,1% dưới kết mạc 4 điểm sát rìa làm giãn đồng tử, liệt thể mi.
- Giảm phù nề, giảm đau, nâng cao thể trạng.
- Nếu có tăng nhãn áp, dùng thuốc hạ nhãn áp. Giai đoạn sau dính mống mắt – thể thủy tinh tăng nhãn áp có thể cắt bè củng giác mạc.
- Tìm nguyên nhân điều trị tích cực.
BỆNH VIÊM THỊ THẦN
I/ ĐỊNH NGHĨA:
Bệnh lý viêm gây ra bởi sự mất myelin do nguyên nhân virus hoặc tự miễn.
II/ PHÂN LOẠI:
- Viêm đĩa thị: viêm đầu thị thần kinh
- Viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu: viêm thị thần kinh phía sau
III/ NGUYÊN NHÂN:
- Viêm: xơ cứng rải rác, viêm màng bồ đào, viêm hắc mạc hoặc do các ổ nhiễm khuẩn lân cận.
- Do thiếu máu
- Do ngộ độc rượu/ thuốc lá, thiếu vitamin B1, B2, A
- Do di truyền, chèn ép, chấn thương
IV/ CHẨN ĐOÁN:
1/ Triệu chứng cơ năng:
- Giảm thị lực một/ hai mắt ở các mức độ khác nhau
- Đau sau nhãn cầu
- Rối loạn sắc giác, ám điểm
2/ Triệu chứng thực thể:
- RAPD dương tính
- Viêm gai thị: gai cương tụ, bờ mờ và lồi lên, xuất huyết quanh gai, mạch máu gai cương tụ
- Viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu: Soi đáy mắt bình thường.
V/ ĐIỀU TRỊ:
Nguyên tắc điều trị: Chống viêm kết hợp điều trị theo nguyên nhân
- Điều trị chống viêm: bằng Corticoid cho hiệu quả tốt, phục hồi thị lực, chậm tái phát
+ 1g methylprednisolone/ ngày trong 3 ngày, 11 ngày tiếp theo dùng prednisolone liều 1mg/ kg/ ngày
+ Kết hợp tiêm corticoid hậu nhãn cầu phối hợp
- Điều trị nguyên nhân: phối hợp kháng sinh và thuốc giãn mạch, vitamin…
VI/ THEO DÕI:
Khám mắt định kỳ là chìa khóa then chốt để phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh Viêm thị thần kinh.
BỆNH VÕNG MẠC TIỂU ĐƯỜNG
I/ ĐỊNH NGHĨA:
Bệnh võng mạc đái tháo đường là tất cả những thay đổi trên võng mạc trong bệnh đái tháo đường. Các tổn thương có thể thay đổi khác nhau từ những xuất tiết, vi phình mạch, xuất huyết, phù võng mạc - hoàng điểm, sự thay đổi của mạch máu võng mạc, tân mạch và bong võng mạc.
II/ TRIỆU CHỨNG:
- Nhìn mờ dần hoặc đột ngột: tùy theo giai đoạn bệnh
- Ruồi bay, chớp sáng, thay đổi màu sắc, biến dạng hình (do xuất huyết dịch kính, bong võng mạc co kéo, rách võng mạc)
- Đau nhức mắt (biến chứng Glaucoma tân mạch)
III/ CHẨN ĐOÁN: Dựa vào:
- Triệu chứng cơ năng
- Thăm khám lâm sàng
- Siêu âm
- Chụp mạch huỳnh quang
- Chụp cắt lớp OCT
1/ Bệnh võng mạc đái tháo đường không tăng sinh
- Giai đoạn nhẹ
- Giai đoạn trung bình
- Giai đoạn nặng
2/ Bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh
3/ Bệnh hoàng điểm đái tháo đường
IV/ ĐIỀU TRỊ:
1/ Điều trị toàn thân: Kiểm soát tốt các yếu tố toàn thân như huyết áp, mức độ đường máu, mỡ máu và các bệnh lý toàn thân khác.
2/ Điều trị tại chỗ:
- Nội khoa: Thuốc chống viêm, kháng sinh, tiêu máu dùng toàn thân hoặc tra tại mắt.
- Ngoại khoa: Phẫu thuật cắt dịch kính điều trị xuất huyết dịch kính, bong võng mạc, màng xơ trước võng mạc.
- Laser quang đông võng mạc: Phương pháp điều trị hiệu quả làm giảm đáng kể nguy cơ gây mù do bệnh võng mạc đái tháo đường.
- Tiêm nội nhãn: Các chất Steroid và xu hướng mới là ANTI-VEGF: Lucentis, Avastin…
V/ THEO DÕI:
Khám mắt định kỳ là chìa khóa then chốt để phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh võng mạc đái tháo đường.
XUẤT HUYẾT TIỀN PHÒNG
I/ ĐỊNH NGHĨA: Xuất huyết tiền phòng là hiện tượng tích lũy máu, chủ yếu là hồng cầu dưới dạng khuếch tán hoặc lắng đọng thành lớp hoặc tạo thành cục máu đông trong tiền phòng.
II/ PHÂN LOẠI:
- Độ 1: Lượng máu < 1/3 tiền phòng
- Độ 2: Lượng máu chiếm từ 1/3 – 1/2 tiền phòng
- Độ 3: Lượng máu trong tiền phòng >1/2
- Độ 4: Máu ngập tiền phòng
III/ TRIỆU CHỨNG:
1/ Triệu chứng cơ năng:
- Nhìn mờ
- Đôi khi đau trong mắt
2/ Triệu chứng thực thể:
- Thị lực giảm, nhãn áp có thể tăng
- Các tổn thương phối hợp như: lùi góc tiền phòng, vỡ đục T3, xuất huyết dịch kính, rách võng mạc, bong võng mạc,…
IV/ ĐIỀU TRỊ:
1/ Điều trị nội khoa: Bao gồm tiêu máu, chống viêm, liệt điều tiết, khống chế nhãn áp và chống chảy máu tái phát.
2/ Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật dẫn lưu máu tiền phòng thường được chỉ định ít nhất sau chấn thương 4 ngày, khi cục máu đông đã được hình thành và co lại. Không nên phẫu thuật sớm quá do nguy cơ xuất huyết tái phát cao. Phẫu thuật rửa máu tiền phòng thường được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Máu cục trong tiền phòng không có xu hướng tiêu
- Lượng máu đông chiếm hơn 3/4 tiền phòng
- Tăng nhãn áp không đáp ứng với điều trị nội khoa do nguy cơ ngấm máu giác mạc cao.