Phác đồ điều trị ngoại trú - Khoa Y học cổ truyền

Phác đồ điều trị ngoại trú - Khoa Y học cổ truyền

By Quản Trị Viên Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Mê Linh Th12 06, 2018 75

1. BỆNH LIỆT VII NGOẠI BIÊN

1. Nguyên nhân:

            - Do lạnh

            - Do viêm nhiễm

            - Do sang chấn thương

            - Do U.K….

2. Triệu chứng: Mặt mất cân đối, miệng méo, nhân trung lệch sang bên lành. Bên liệt mất nếp nhăn trán, lông my sệ, mắt nhắm không kín. Không thổi lửa, huýt sáo được, ăn uống rơi vãi đọng thức ăn trong khoang miệng.

            Thực thể Charlebell (+) bên liệt.

3. cận lâm sàng

            - XQ Schuller tai

            - Citi sọ não…

         - công thức máu

         - hóa sinh máu: ure, crea, got, gpt, glu, tri, chles…

         - nước tiểu

 3. Chẩn đoán:.

            YHHĐ: Bệnh dây thần kinh mặt (liệt VII ngoại biên)

            YHCT: khẩu nhãn oa tà

4. Điều trị theo YHHĐ:

 + Bảo vệ mắt: nhỏ mắt bằng dung dịch cloramphenicol 0,4%.

 + Nguyên nhân do viêm nhiễm phối hợp kháng sinh:

 + Chống viêm: corticoid: người lớn: 3-5mg/kg, trẻ em: 1-2mg/kg

 + Chống viêm không steroid:

. Meloxicam (auxicam, mobic)7,5mg viên x 2 viên/ngày

. celecoxid 200mg uống 1-2 viên/ngày

+ Thuốc khác:

.Omepazol 20mg, pantoprazol 40mg uống 01 viên/24h

. Vitamin nhóm B uống 1-2 viên/ngày

. Hydan x 20- 30 viên/ngày

. Vinphonte uống 2-4 viên/ngày

+ vật lý trị liệu: chiếu đèn hồng ngoại, điện xung,  sóng ngắn

- Điện châm: Châm tả  khúc trì , nội đình, dương bạch, toản chúc, tình minh, đồng tử liêu, giáp xa, nhân trung, thừa tương. Toàn thân châm hợp cốc, phong trì.

- Xoa bóp bấm huyệt vùng  mặt bên liệt, bấm các huyệt trên.

- chôn chỉ: theo y lệnh huyệt của bác sỹ

- điều trị 1-2 đợt không tiến triển chuyển điều trị nội trú

 

 

2. ĐAU CỘT SỐNG THẮT LƯNG

(ĐAU LƯNG)

I. Y HỌC HIỆN ĐẠI

1.Đai cương:

    Đau lưng là một bệnh hay gặp trong đời sống hàng ngày, trên lâm sàng cả nam và nữ ở các lứa tuổi nhất là tuổi lao động ảnh hưởng đến năng suất lao động và sinh hoạt

   - Đau lưng cấp: thường do lạnh đột ngột gây co cứng các cơ ở cạnh cột sống các dây chằng cột sống bị viêm bị phù lề chèn ép vào rễ, dây thần kinh gây đau hạn chế vận động. Ngoài ra còn do mang vác nặng sai tư thế, sang chấn vùng cột sống hoặc do viêm

 - Đau lưng mạn: thường do thoái hóa cột sống , lao cột sống các khối u vùng cạnh cột sống các bệnh vùng bụng, vùng ngực

2. Chẩn đoán

- Chẩn đoán xác định dựa vào dấu hiệu lâm sàng

+ Đau vùng thắt lưng có tính chất cấp tính ( kéo dài 3-6 tuần), mạn tính ( kéo dài trên 3 tháng)

 + Triệu chứng kèm theo:

  . Biểu hiện kích thích rế như yếu chi tê bì

  . Có triệu chứng rối loạn cơ tròn( ruật, bang quang), hội chứng đuôi ngựa

3. Chẩn đoán nguyên nhân dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng:

- xét nghiệm công thức máu, tốc độ máu nắng

- xét nghiệm hóa: ure, creaatinin, got, gpt,, calci …

- xét nghiệm nước tiểu; có protein nhiệt tán gợi ý bệnh đa u tủy xương

- xq cột sống thắt lưng thẳng nghiêng

- siêu âm ổ bụng

- điện cơ

4. Điều trị:

- Vật lý trị liệu: hồng  ngoại,  siêu âm, đắp paraffin, sóng ngắn, điện  sung, điện từ trường

- Thuốc điều trị:

+ Thuốc giảm đau: paracetamol, efferalgal  0,5g liều 1-3g/24h

+ Chống viêm không steroid:

. Meloxicam (auxicam, mobic)7,5mg viên x 2 viên/ngày.

. celecoxid 200mg uống 1-2 viên/ngày

+ Thuốc khác:

. mydopeson 50mg uống 1-2 viên/24h

.Omepazol 20mg, pantoprazol 40mg uống 01 viên/24h

.Vitamin nhóm B uống 1-2 viên/ngày

.Hydan x 20- 30 viên/ngày; Vinphonte uống 2-4 viên/ngày

-          Điện châm: Châm tả giáp tích 2 bên, thận du, đại trường du, dương lăng tuyền, túc tam lý

-          Giác hơi vùng thắt lưng

-          Xoa bóp bấm huyệt vùng thắt lưng day bấm các huyệt trên

-          Chôn chỉ các huyệt trên hoặc theo chỉ định của bác sỹ

- điều trị 1-2 đợt không tiến triển chuyển điều trị nội trú

 

 

3. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH HÔNG TO

HỘI CHỨNG THẮT LƯNG HÔNG

( đau thần kinh tọa)

I.Triệu chứng cơ năng:

   Đau thắt lưng lan xuống mông kheo và cẳng bàn chân theo đường đi của dây thần kinh hông. Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi đau, hắt hơi, cúi. Đau tăng về đem, giảm khi vận  động

II. Triệu chứng thực thể:

   - Cột sống: phản ứng co cơ cạnh cột sống, cột sống mất đường cong sinh lý vẹo do tư thế chống đau

- Triệu chứng chèn ép dễ: Dấu hiệu Lasegue dương tính, walleix(+),  phản xạ gân gót giảm hoặc mất.

+ Rễ L5: Phận gân gót bình thường, giảm hoặc mất cảm giác ngón cái, không đi được bằng gót, teo cơ nhóm trước ngoài, cơ mu chân.

+ Rễ S1: Phản xạ gân gót giảm hoặc mất phía ngón út, không đi dược bằng mũi.

  2. Các thăm dò cần làm
   a. Chẩn đoán hình ảnh
   - Chụp Xquang thường quy: đánh giá hình thái cột sống, đốt sống để loại trừ các nguyên nhân khác như khối u, xẹp lún đốt sống, viêm đốt sống đĩa đệm, viêm khớp cùng chậu…
   - Chụp cắt lớp vi tính cột sống khi có nghi ngờ tổn thương cấu trúc xương, ống sống…
   - Đo mật độ xương

  - siêu âm ổ bụng

  - điện cơ
   b. Các xét nghiệm và thăm dò cần làm để chẩn đoán loại trừ nguyên nhân (tùy theo từng trường hợp cụ thể):
   - Xét nghiệm cơ bản: tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng

   - xét nghiệm nước tiểu toàn phần.
   - Xét nghiệm sinh hóa máu: Ure, creatinin, AST, ALT….
   - Xét nghiệm dịch não tủy: protein thường tăng nhẹ nếu có ép rễ.

III. Chẩn đoán nguyên nhân: 07 nhóm chính

   - Thoát vị đĩa đệm

   - Viêm cột sống dính khớp

   - Viêm nhiễm xung quanh các rễ tạo nên dây thần kinh hông to

   - Do chèn ép: U, lao

   - Dị dạng cột sống

   - Thoái hóa cột sống

  - Các nguyên  nhân khác: Do lạnh, đái tháo đường

IV. Điều trị:

   1. Điều trị không dùng thuốc :

    - Chế độ bất động trong giai đoạn cấp tính

    - Vật lý trị liệu: dòng giao thoa, siêu âm điều trị đắp parafin, chiếu đèn hồng ngoại

    - Kéo dãn cột sống

   2. Điều trị bằng thuốc:

- vật lý trị liệu: hồng  ngoại,  siêu âm, đắp paraffin, sóng ngắn, dòng giao thoa, điện từ trường

- thuốc điều trị:

+ thuốc giảm đau: paracetamol, efferalgal  0,5g liều 1-3g/24h

+ chống viêm không steroid:

. Meloxicam (auxicam, mobic)7,5mg viên x 2 viên/ngày

. celecoxid 200mg uống 1-2 viên/ngày

+ thuốc khác:

. mydopeson 50mg uống 1-2 viên/24h

.Omepazol 20mg, pantoprazol 40mg uống 01 viên/24h

Vitamin nhóm B uống 1-2 viên/ngày

Hydan x 20- 30 viên/ngày; Vinphonte uống 2-4 viên/ngày

. Rotundin30mg/ ngày

- Điện châm: Thận du, đại trường du, trật biên hoàn khiêu, thừa phù ủy trung, thừ sơn, dương lăng tuyền, giải khê, côn lôn.

- giác hơi vùng thắt lưng

- chôn chỉ các huyệt trên hoặc theo y lệnh của bác sỹ

- điều trị 1-2 đợt không tiến triển chuyển điều trị nội trú

 

 

4.PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG VAI GÁY

          I. Đại cương

            - Hội chứng đau vai gáy là bệnh hay gặp trên lâm sàng, bệnh liên quan đến bệnh lý đốt sống cổ vậy. Tùy theo mức độ và vị trí tổn thương bệnh nhân có những rối loạn cảm giác và vận động do các rễ thần kinh thuộc đám rễ thần kinh vùng cổ chi phối. Thường gặp đau hoặc tê sau gáy lan xuống vai tay có thể đơn độc hoặc kết hợp với yếu, giảm trương lực cơ tương ứng với các rễ thần kinh thương tổn tri phối.

            II. Chẩn đoán.

            Tùy thuộc nguyên nhân mức độ và giai đoạn bệnh,bệnh nhân có thể ít nhiều những triệu chứng và hội chứng sau đây.

            1. Hội Chứng Cột Sống Cổ

          - Đau vùng cổ gáy: Có thể khởi phát cấp tính sau chấn thương, sau động tác vận động cổ quá mức, hoặc tự nhiên như sau khi ngủ dậy. Đau cũng có thể xuất hiện từ từ âm ỉ, mạn tính.

          - Hạn chế vận động cột sống cổ, có thể kèm theo dấu hiệu vẹo cổ, hay gặp trong đau cột sống cổ cấp tính

          - Điểm đau cột sống cổ khi ấn vào các gai sau, cạnh cột sống cổ tương ứng các rễ thần kinh.

            2. Hội chứng rễ thần kinh

            - Đau vùng gáy lan lên vùng chẩm và xuống vai hoặc cánh tay, bàn tay, biểu hiện lâm sàng là hội chứng vai gáy hoặc hội chứng vai cánh tay.

Đau thường tăng lên khi xoay đầu hoặc gập cổ về phía bên đau.

            - Rối loạn vận động, cảm giác kiểu rễ : Yếu cơ và rối loạn cảm giác như rát bỏng, kiến bò. tê bì ở vùng vai, cánh tay, hoặc ở bàn tay và các ngón tay.

            - Một số nghiệm pháp đánh giá tổn thương rễ thần kinh cổ:

            + Dấu hiệu chuông bấm: ấn điểm cạnh sống tương ứng với lỗ tiếp hợp thấy đau xuất hiện từ cổ lan xuống vai và cánh tay.

            + Nghiệm pháp Spurling: Bệnh nhân ngồi hoặc nằm nghiêng đầu về bên đau, thầy thuốc dùng tay ép lên đỉnh đầu bệnh nhân, làm cho đau tăng lên.

            + Nghiệm pháp dạng vai: Bệnh nhân ngồi, cánh tay bên đau đưa lên trên đầu và ra sau, các triệu chứng rễ giảm hoặc mất.

            + Nghiệm pháp kéo giãn cổ: Bệnh nhân nằm ngửa, thầy thuốc dùng tay giữ chẩm và cằm và kéo từ tử theo trục dọc, làm giảm triệu chứng.

            3. Hội chứng tủy cổ

            - Do lồi hoặc thoát vị đĩa đệm gây chèn ép tuỷ cổ, tiến triển trong một thời gian dài

            - Biểu hiện sớm là dấu hiệu tê bì và mất khéo léo hai bàn tay, teo cơ hai tay, đi lại khó khăn, nhanh mỏi. Giai đoạn muộn tùy vị trí tổn thương có thể thấy liệt trung ương tứ chi , liệt ngoại vi hai tay và liệt trung ương hai chân ; rối loạn phản xạ đại tiểu tiện.

            4. Hội Chứng Động Mạch Sống Nền;Đau đầu vùng chẩm, chóng mặt, ù tai, mờ mắt/ đôi khi có giảm thị lực thoáng qua, mất thăng bằng, mệt mỏi.

            5. các triệu chứng khác

            Có thể có các rối loạn thần kinh thực vật : Đau kèm theo ù tai, rối loạn thị lực rối loạn vận mạch vùng chẩm vai hoặc tay. Các triệu chứng toàn thân như sốt rét run, vã mồ hôi vào ban đêm, sụt cân. Nếu có cần đặc biệt lưu ý loại trừ bệnh lý ác tính, nhiễm trùng.

III. Cận lâm sàng.

Xét nghiệm máu:CTM , HHSM, Nước tiểu, ECG.

Chụp Xquang thường quy , tư thế trước sau , nghiêng

IV. Điều trị.

Điều trị theo nguyên nhân kết hợp điều trị triệu chứng

1. Nguyên tắc điều trị:

- Giảm đau,chống viêm, Vitamin, nâng cao thể trạng, an thần,

2. Điều trị

- vật lý trị liệu: hồng  ngoại,  siêu âm, đắp paraffin, sóng ngắn, dòng giao thoa

thuốc điều trị:

+ thuốc giảm đau: paracetamol, efferalgal  0,5g liều 1-3g/24h

+ chống viêm không steroid:

. Meloxicam (auxicam, mobic)7,5mg viên x 2 viên/ngày

. celecoxid 200mg uống 1-2 viên/ngày

+ thuốc khác:

. thuốc tăng tuần hoàn não

Kacetam 800mg uống 1-2 viên/ ngày; Faboxyl  x 1-2 viên/ngày; Cinazizin 25mg 2-4 viên/ngày

. mydopeson 50mg uống 1-2 viên/24h

.Omepazol 20mg, pantoprazol 40mg uống 01 viên/24h

Vitamin nhóm B uống 1-2 viên/ngày

Hydan x 20- 30 viên/ngày; Vinphonte uống 2-4 viên/ngày

. Rotundin30mg/ ngày

- Điện châm: Phong trì, kiên tỉnh, thiên trụ, thiên tông, dương lăng tuyền, Dương trì.

- Xoa bóp bấm huyệt: ấn, day, miết các cơ thang, cơ ức đòn chũm.

- chôn chỉ các huyệt trên

- điều trị 1-2 đợt không tiến triển chuyển điều trị nội trú

 

 

5.VIÊM QUANH KHỚP VAI

I ĐẠI CƯƠNG

   Viêm quanh khớp vai là bệnh lý phần mềm quanh khớp vai: gân, cơ, dây chằng, bao khớp, … đặc trưng bởi đau và giảm vận động

Theo welfling có 4 thê lâm sàng của viêm quanh khớ vai:

- Đau vai đơn thuần do bệnh lý gân

- đau vai cấp do lắng đọng vi tinh thể

- Giả liệt khớp vai do đứt các gân của bó dài gân nhị đầu hoặc đứt các gân mũ cơ quay, khiến cơ nhị đầu, cơ delta không hoạt dộng được

- Cứng khớp vai do viêm dính bao hoạt dịch, co thắt bao khớp bao khớp dày dẫn đến giảm vận động khớp ổ chảo- xương cánh tay

II. chẩn đoán viêm quanh khớp vai

 Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng: ấn đau chói tại các vị trí tương ứng như đầu dài  gân nhị đầu, điểm bám gân trên gai, gân dưới gai… kết hợp cận lâm sàng mà chủ yếu là siêu âm phần mềm quanh khớp vai

Chẩn đoán phân biệt:

- chấn thương làm gãy xương và sai khớp vai

- viêm khớp vai caaos do lao ,tụ cầu, đợt tiến triển viêm khớp dạng thấp

- thoái hóa khớp vai

- nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, u trung thất,,,

2. Cận lâm sàng
a. Chẩn đoán hình ảnh
- Chụp Xquang thường quy khớp vai đánh giá mức đọ tổn thương, hoặc X quang tim phổi ( loại trừ nguyên nhân khác)
- Siêu âm khớp vai

- điện tâm đồ
- Đo mật độ xương
b. Các xét nghiệm và thăm dò cần làm để chẩn đoán loại trừ nguyên nhân (tùy theo từng trường hợp cụ thể):
- Xét nghiệm cơ bản: tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, xét nghiệm nước tiểu toàn phần.
- Xét nghiệm sinh hóa máu: Ure, creatinin, AST, ALT….

- nước tiểu

III. Điều trị

-          Meloxicam(mobic,ausicam) viên 7,5mg uống 1-2 viên/ngày

-          Paracetamol, efferagal 0,5 g uống 1 – 3 g /ngày

-          Thuốc giãn cơ: mydopeson 50 mg uống 2-4 viên/ngày

-          Omepazon 20mg hoặc pantoprazol 40mg uống 01 viên/ngày

-          Vitamin nhóm B uống 1-2 viên/ngày

-          Hydan x 20- 30 viên/ngày

-          Vinphonte uống 2-4 viên/ngày

-          Rotundin 30mg x 1-2 viên/ngày

-          Vật lý trị liệu: siêu âm điều trị, dòng giao thoa, chiếu đèn hồng ngoại, sóng ngắn, đắp parafin

-          Điện châm: Kiên tỉnh, kiên trinh, kiên ngung, thiên tông, trung phủ, tý nhu, cự cốt, vân môn.

-          Xoa bóp bấm huyệt: Xát, lăn, day, bóp, vờn vận động, rung khớp vai

-          chôn chỉ các huyệt trên hoặc theo y lệnh của bác sỹ

-          điều trị 1-2 đợt không tiến triển chuyển điều trị nội trú

 

 

6. ĐAU THẦN KINH LIÊN SƯỜN

I. ĐẠI CƯƠNG:

            - Đau dây thần kinh liên sườn là một hội chứng tổn thương các rễ thần kinh liên sườn do nhiều nguyên nhân như chấn thương, vận động với cường độ mạnh hay tư thế không đúng hoặc do bệnh lí liên quan…

            - Bệnh đau dây thần kinh liên sườn thường gây ra những cơn đau nhói từng đợt hoặc kéo dài dọc theo dây thần kinh liên sườn.

II. CHẨN ĐOÁN:

1. Lâm sàng:

            Đặc điểm ở bệnh đau dây thần kinh liên sườn la cơn đau tức trước ngực xuất hiện từng đợt kéo dài.

            - Đau ngực vùng ngoại vi: bệnh nhân thường thấy đau từ vùng ngực và xương ức lan đến cột sống và tăng mạnh khi cơ thể cử động như ho hắt hơi thay

đổi tư thế.

            - Đau ngực thể nguyên phát: do lạnh hay do vận động sai tư thế quá tầm. cơn đau kéo dài ở một bên lưng lan chéo xuống dưới ra phía trước tùy theo mức độ tổn thương của rễ dây thần kinh tại đốt sống lưng. Khi ấn vào từng điểm có sợi dây thần kinh liên sườn, gần cột sống hay dường giữa lách sẽ thấy đau rõ rệt, đau tức hoặc đau lan theo đường đi của dây thần kinh liên sườn. Da vùng đau không có biểu hiện tổn thương.

            - Đau ngực thứ phát: bênh nhân thường đau chủ yếu do bệnh lí đĩa đệm cột sống ngực, do lao cột sống vì những tổn thương tại phổi hay nhũng cơn đau  quặn tại gan.

            Ngoài ra những cơn đau dây thần kinh liên sườn do bệnh lí thoái hóa cột sống lưng thường âm ỉ và xuất hiện cả khi vận động hay nghỉ ngơi. Do lao cột sống hay ung thư cột sống thì bệnh diễn biến nặng khu trú vùng cột sống bị tổn thương. Tính chất đau: đau nhói cả hai bên sườn, hoặc đau như bó chặt lấy ngực hoặc bụng. Ấn cột sống sẽ thấy điểm đau chói, bệnh nhân đau liên tục suốt ngày đêm, thay đổi tư thế đau tăng. Bệnh nhân có các triệu chứng nặng như hội chứng nhiễm độc lao: sốt về chiều mệt mỏi sút cân… có thể thấy biến dạng cột sống.

            - Đau do bệnh lí tủy sống: triêu chứng đau dây thần kinh liên sườn là dấu hiệu sớm của u rễ thần kinh, u ngoài tủy. khám cột sống không thấy đau rõ ràng.

            - Đau do chấn thương cột sống: xảy ra sau khi bệnh nhân bị chấn thương, chẳng hạn bị ngã hay tai nạn lao động,vận động hoặc là động tác với cường độ quá mạnh.

            - Đau do nhiễm khuẩn hay gặp nhất là đau dây thần kinh liên sườn do zona: bệnh nhân thường đau một bên ngực 3-4 ngày, bỏng rát. Ngoài ra còn kèm theo sốt nhẹ, đau hạch nách, cơ thể có dấu hiệu phát ban đỏ và nổi mụn nước màu hơi tím ở vùng da nơi có dây thần kinh liên sườn đi qua. Sau 2-3 ngày thì mụn nước hóa mủ, đóng vảy, trong 10 ngày thì bong tróc và hình thành ban da từ cột sống tới xương ức. giai đoạn di chứng bênh nhân thấy đau rát vùng tổn thương một thời gian.

2. Cận lâm sàng:

2.1 Chẩn đoán hình ảnh

            - Chụp Xquang thường quy: Đánh giá hình thái cột sống, đốt sống để tìm ra nguyên nhân gây bệnh như thoái hóa cột sống, lao cột sống.

2.2. Xét nghiệm và thăm dò cần làm để chẩn đoán loại trừ nguyên nhân:

            - Xét nghiệm cơ bản: Tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, xét nghiệm nước tiểu toàn phần.

            - Xét nghiệm sinh hóa máu:  Ure, creatinin, SAT, ALT…

         - điện tim, siêu âm ổ bụng

2.3. Điều trị: Trước hết cần điều trị các bệnh toàn thân là nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn. Đau dây thần kinh liên sườn tiên phát.

            - Giảm đau chọn một trong các thuốc: Paracetamol, efferagalviên 0,5g liều từ 1- 3g/ngày. Tùy theo tình trạng đau mà điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp.

            - Chống viêm không steroid khi bệnh nhân đau nhiều:

            + Meloxicam (Mobic) viên 7,5mg x 2 viên/

            + Gabapentin (neurontin) viên 300mg uống 1-3 viên/ngày, có thể tăng tới 6 viên/ngày.

            - Thuốc dãn cơ: Mydorison: 50mg x 2- 4 viên/ngày hoặc Myonal 50mg x 3 viên/ngày.

Vitamin nhóm B uống 1-2 viên/ngày

Hydan x 20- 30 viên/ngày; Vinphonte uống 2-4 viên/ngày

Điều trị đau dây thần kinh liên sườn do Zona:

            + Giai đoạn cấp:

            - Bôi tại chỗ hồ nước, xanh methylen. Không được sử dụng các thuốc mỡ bôi lên vùng tổn thương.

            - Thuốc kháng virut: Acyclovir viên 0,2g dùng 5 - 7 ngày. Thuốc điều trị đau thần kinh: nhóm gabapentin.

            - Thuốc kháng histamin: có tác dụng giảm phù nề tại vùng tổn thương. Tuy nhiên cũng có tác dụng an thần nhẹ, nên chỉ dùng vào buổi trưa và tối. Thận trọng dùng đối với người điều khiển phương tiện giao thông.

            - An thần: dùng khi đau nhiều gây mất ngủ, thường dùng các thuốc an thần nhẹ như: Rotunda 30mg x 2v/ngày

Châm cứu:

A thị huyệt vùng rễ thần kinh xuất phát

Nội quan, Dương lăng tuyền, đại bao

- chôn chỉ theo y lệnh huyệt của bác sỹ

- điều trị 1-2 đợt không tiến triển chuyển điều trị nội trú

 

7.BỆNH GOUT ( GÚT)

ĐẠI CƯƠNG

    Gout là bệnh rối loạn chuyển hóa các putin, có dặc điểm chính là tăng acid uric máu. Tình  trạng viêm khớp trong bệnh gout là do sự lắng đọng các tinh thể monosodium urat trong dịch khớp hoặc mô.

1. chẩn đoán:

Dựa vào triệu chứng lâm sang và cận lâm sàng

a. Cơn gút cấp điển hình:

  - Thường xuất hiện tự phát, khởi phát đột ngột vào ban đêm

  - Thường gặp ở các chi dưới như: Ngón chân cái, khớp gối, bàn ngón chân

  - Khớp đau dữ dội, bỏng rát. Khám khớp sưng nóng, đỏ, đau.

  - Đáp ứng tốt với colchisin các triệu chứng viêm thuyên giảm hoàn toàn

    Sau 48h

b. Gut mạn:

  - Giữa các đợt cấp, các khớp đã bị tổn thương hầu như không có triệu chứng nhưng các tinh thể urat vấn tiếp tục nắng đọng.

  - gút mạntính có biểu hiện như: Hạt toophi (trên bề mặt các khớp, cạnh khớp, sụn vành tại…), bệnh thận do gút ( sỏi thận, suy thân)

C. cận lam sàng

 - Acid uric máu tăng cao: nam>420umol/l, nữ >360umo/l

-  aciduric niệu >600mg/24h

- xét nghiệm dịch khớp ( trong trường hợp viêm khớp gối, thường  có tràn dịch)

+ dịch khớp viêm nhiều bạch cầu đa nhân trung tính

+ có tinh thể urat chản đoán cơn gút

- xét nghiệm: ure, crea, aciduric, glu, triglicerid, cholesteron

- nước tiểu

- Siêu âm thận

- xét nghiệm công thức máu, máu lắng, protein c phản ứng

- Xq khớp

d. Tiêu chuẩn Bennett và wood (1968)

- chẩn đoán chắc chắn gút khi tìm thấy tinh thể urat trong dịch khớp hoặc trong các hạt tô phi

-hoặc có tít nhất trong số các tiêu chuẩn sâu đây

+ tiền sử  hoặc hiện tại có ít nhất hai đợt sưng đau của một khớp với tính chất khởi phát đột ngột, sưng đau dữ dội và khỏi hoàn toàn trong vòng 2 tuần

+ tiền sử goặc hiện tại có một đợt sưng đau khớp bàn ngón chân cái với các tính chất như trên

+ có hạt to phi

+ Đáp ứng tốt với colchicin

2. chẩn đoán phân biệt

- viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp nhiễm khuẩn

3 điều trị gút cấp

- thuốc chống viêm

+ colchicin 1mg uống 0,6mg/6h hoặc 1-2 viên /ngày kết hợp với thuốc chống viêm không steroid

+ Meloxicam (ausicam, mobic)viên 75mg x 2 viên/ngày

- paracetamol, Efferalgal 0,5g liều 1- 3g/ngày

Vitamin nhóm B uống 1-2 viên/ngày

Hydan x 20- 30 viên/ngày; Vinphonte uống 2-4 viên/ngày

4. điều trị gút mạn

- colchisin 1mg uống ngày 1 viên trong vòng 3 tháng uống trước khi đi ngủ thuốc không steroid có thể dung đơn độc hợp kết hợp colchicin

- Allopurinol viên 100- 300mg liều 200- 400mg /ngày

- Châm cứu: Châm tả thận du, khí hải, bang quang du, quan nguyên, tam âm giao, a thị huyệt.

- điều trị 1-2 đợt không tiến triển chuyển điều trị nội trú

 

8.PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ DI CHỨNG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

I. ĐỊNH NGHĨA:

         Tai biến mạch máu não(TBMMN)  là hội chứng thiếu sót chức năng thần kinh khu trú hơn là lan tỏa, xảy ra đột ngột, tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trong vòng 24 giờ ngoại trừ nguyên nhân chấn thương não.

II. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ:

- Tăng huyết áp: Là nguyên nhân hàng đầu trong cơ chế bệnh sinh của tai biến mạch máu não. Tăng huyết áp lâu dài gây tổn thương thành mạch, hình thành các mảng xơ vữa, tạo huyết khối gây tắc mạch hoặc gây xơ vữa mạch máu.

- Các bệnh lý tim mạch như: Hẹp 2 lá, rung nhĩ tạo ra các mảng huyết khối gây tắc mạch máu não, xơ vữa mạch máu.

            - Rối loạn lipid máu.

            - Béo phì.

            - Đái tháo đường.

            - Thuốc lá.

            - Tăng axit Uric máu...

III. PHÂN LOẠI:

            Tai biến mạch máu não gồm 2 thể chính:

1. Chảy máu não (xuất huyết não):

Xuất huyết não là khi máu não chảy ra khỏi thành mạch đọng lại trong mô não. Nguyên nhân chủ yếu của xuất huyết não là do tăng huyết áp ở người già và dị dạng mạch máu não ở người trẻ. Xuất huyết não chiếm tỷ lệ 10 – 30% tai biến mạch máu não. Vị trí xuất huyết não thường là các vị trí bao trong, thùy não, thân não, tiểu não…

2. Thiếu máu cục bộ não (nhồi máu não):

            Nhồi máu não là khi một mạch não bị tắc gây hoại tử mô não vùng tưới máu tương ứng. Nguyên nhân chính là xơ cứng mạch não, huyết tăng, bệnh tim mạch

3. Điều trị:

            - Duy trì huyết áp

            - Điều trị nguyên nhân: Bệnh tim mạch, tăng lipid máu, gút,đái tháo đường.

            - Phòng ngừa các thương tật thứ phát như: viêm phổi, loét đè ép, viêm đường tiết niệu…

            - Chống teo cơ, cứng khớp.

            - Thuốc phục hồi vùng não tổn thương

Tùy từng tình trạng của bệnh nhân cụ thể mà chọn các loại thuốc sau:

+ kacetam 800mg x 1 - viên / 24h

- Thuốc chống co rút cơ, cứng khớp.

+ Midopeson 50mg  x  2 viên/ngày/2 lần( giai đoạn liệt cứng)

+ Vitamin nhóm B uống 1-2 viên/ngày

+ Hydan x 20- 30 viên/ngày

+ Vinphonte uống 2-4 viên/ngày

IV. PHCN BỆNH NHÂN TBMMN:

- Các phương pháp vật lý trị liệu và kỹ thuật PHCN

         * Hồng ngoại:

- Chỉ định: ứ trệ tuần hoàn, giảm thân nhiệt, teo cơ, cứng khớp.

- Liều điều trị: 5 – 10 phút/ lần ngày 1 lần trong 5 đến 7 ngày.Có thể điều trị 3 đến 4 liệu trình.

* Điện xung:

- Chỉ định: đau cơ, co cứng cơ, cơ liệt, cơ yếu, phù nề cơ do chèn ép, liệt thần kinh trung ương và ngoại biên, liệt nửa người, liệt tứ chi.

- Liều điều trị: 10 – 15 phút/ lần ngày 1 lần trong 5 đến 7 ngày.

Có thể điều trị 3 đến 4 liệu trình.

*Siêu âm điều trị:

- Chỉ định: ứ trệ tuần hoàn, đau khớp, cứng khớp.

            - Liều điều trị: từ 10 đến 15 phút. Ngày 1 lần.trong 5đến 7 ngày.

Có thể điều trị 1 đến 2 liệu liệu trình.

* Điều trị bằng Parafin:

- Chỉ định: Teo cơ, viên khớp, cứng khớp, ứ trên tuần hoàn.

- Liều điều trị: thời gian từ 20 phút  đến 30 phút. Ngày 1 lần.trong  5 đến 7 ngày. Có thể điều trị 1 đến 2 liệu trình.

* Sóng ngắn:

- Chỉ định cho bệnh nhân cứng khớp, viêm khớp, ứ trệ tuần hoàn.

- Liều điều trị: từ 10 đến 15 phút. Ngày 1  lần.trong 5 đến 7 ngày. Có thể điều trị 1 đến 2 liệu trình.

* Xoa bóp:

- Chỉ định cho bệnh nhân ứ trệ tuần hoàn.teo cơ, đau do co cơ, cứng khớp.

- Liệu trình điều trị: từ 15 đến 30 phút. Ngày  1  lần.trong 5 đến 7 ngày. Có thể điều trị 2 đến 3 liệu trình.           

* Tập vận động thụ động:

- Do kỹ thuật thuật viên tập cho người bệnh. Thời gian điều trị từ 20 đến 30 phút, ngày 1 lần.Duy trì trong quá trình điều trị.

* Tập vận động chủ động:

- Kỹ thuật viên hướng dẫn bệnh nhân thực hiện. Thời gian tập từ 20 đến 30 phút, ngày 1  lần.Duy trì trong quá trình điều trị.

* Hoạt động trị liệu.

* Ngôn ngữ trị liệu.

Lưu ý: Tùy tình trạng từng bệnh nhân và tác dụng,chỉ định của từng thủ thuật mà bác sỹ lựa chọn chỉ định thủ thuật cho phù hợp.

-          Châm cứu: Châm bổ các huyệt: Kiên ngung, khúc trì, thủ tam lý, ngoại quan, dương trì, hoàn khiêu, dương lăng tuyền, huyền chung, côn lôn, giải khê,

-          Xoa bóp bấm huyệt vận động bên liệt

-          Chôn chỉ các huyệt trên

- điều trị 1-2 đợt không tiến triển chuyển điều trị nội trú

 

 

9.THOÁI HÓA KHỚP GỐI

I. Đại cương

    Thoái hóa khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn

II. chẩn đoán

1.      Triệu chứng lâm sàng:

-          Đau khớp có tính chất cơ học, thường liên quan đến vận động: đau âm ỉ ,đau tăng khi vận động khi thay đổi tư thế giảm đau về ddem và khi nghỉ ngơi, đau diễn biến thành từng đợt dài ngắn, sau đó tái phát đợt khác hoặc có thể đau liên tục tăng dần

-          Hạn chế vận động: các động tác của khớp khi bước lên bước  xuống cầu thang , đứng ngồi, đi bộ lâu

-          Biến dạng khớp

-          Cá dấu hiệu khác:

+ tiếng lục khục khi vân động khớp

+ dấu hiệu “phá rỉ khớp”: là dấu hiệu cứng khớp buổi sang kéo dài không quá 30 phút

+có thể sờ thấy các “chồi xương” ở quanh khớp

+ teo cơ do ít vận động

+tràn dịch khớp gối; do phản ứng viêm thứ phát màng hoattj dịch

+ bệnh không có biểu hiện toàn thân

Thường trong tình trạng thừa can béo phì

2.      Cận lâm sàng:

-          Xq có 3 dấu hiệu cơ bản:

+ hẹp khe khớp: khe khớp không đồng đều, bờ không đều

+ Đặc xuông dưới sụn: gặp ở phần ddauf xương trong phần xương đặc thấy một số hốc nhỏ sang hơn

+ Mọc gai xương

-          Tiêu chuẩn phân loại thoái hóa khớp trên xq của Kellgren và Lawrence

+giai đoạn 1: gia xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương

     +giai đoạn 2: gai xương rõ

     + giai đoạn 3: hẹp khe khớp vừa

     + giai đoạn 4 :hẹp khe hớp nhiều kèm xơ xương dưới sụn

- Siêu âm khớp gối phát hiện dịch

- xét nghiệm máu: công thức máu, tốc độ máu lắng

- xét nghiệm hóa sinh

- xét nghiệm dịch khớp

- nước tiểu

3. chẩn đoán xác định:

Theo tiêu chuẩn hội thấp khớp học mỹ ACR 1991

     1. Có gai xương ở rìa khớp

     2. dịch khớp là dịch thoái hóa

     3. tuổi >38   

     4.cứng khớp dưới 3 phút

     5. lục khục khi cử động

Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1,2,3, hoặc có 1,2,5 hoặc 1,4,5

4. Chẩn đoán phân bịệt:

 - viêm khớp dạng thấp

- viêm khớp vảy nến

- viêm cột sống dính khớp

- bệnh  gút

III. điều trị:

- vật lý trị liệu: hồng  ngoại,  siêu âm, đắp paraffin, sóng ngắn, điện  sung, tập với xe đạp

- thuốc điều trị:

+ thuốc giảm đau: paracetamol, efferalgal  0,5g liều 1-3g/24h

+ chống viêm không steroid:

. Meloxicam (auxicam, mobic)7,5mg viên x 2 viên/ngày

. celecoxid 200mg uống 1-2 viên/ngày

+ thuốc khác:

. glucossamin 500mg uống 1-2 viên/24h

. mydopeson 50mg uống 1-2 viên/24h

.Omepazol 20mg, pantoprazol 40mg uống 01 viên/24h

Vitamin nhóm B uống 1-2 viên/ngày

Hydan x 20- 30 viên/ngày

Vinphonte uống 2-4 viên/ngày

- điện châm: lương khâu, huyết hải, độc tỵ túc tam lý, dương lăng tuyền, tam âm giao

- chôn chỉ các huyệt trên

- điều trị 1-2 đợt không tiến triển chuyển điều trị nội trú

 

 

10.THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ

A.Y HỌC HIỆN ĐẠI

I. ĐAI CƯƠNG;   

    Thoái hóa cột sống là bệnh thường gặp ở người cao tuổi liên quan đến lão hóa dấn đến biến đổi hình thái gồm các biến đổi thoái hóa ở các đĩa đệm thân đót sống và ở các mỏm gai sau và tình trạng hư hại phần sụn của đĩa sụn mặt trên đốt sống, đĩa đệm và sụn khớp liên mỏm gai sau, mọc gai, mỏm xương ở chuỗi thân đốt sống

   Thoái hóa đốt sống cổ thường ở đốt C5,6,7

II. triệu chứng:

- Đau vùng gáy: đôi khi lan xuống vai và cánh tay tê một vúng của cánh tay cẳng tay, ngón tay

- hạn chế vận động các động tác của cổ

- nhức đầu: vùng chẩm lan ra thái dương, ra hố mắt

- hội chứng giao cảm cổ Barre- Liesou: nhức đầu, chóng mặt ù tai hoa mắt, mờ mắt, loạn cảm thành sau họng ,nuất vướng

- hội chứng chèn ép tủy cổ: liệt cúng nửa người hoặc tứ chi tăng dần

- có thể gây ra 3 hội chứng: chèn ép rễ thần kinh sống, chèn ép tủy cổ, chèn ép động mạch ống sống

III. chẩn đoán:

  Dựa vào triệu chứng và hình ảnh xquang, cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ

IV các xét nghiệm

- xquang, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ

- xét nghiệm công thức máu

- xét nhiệm hóa sinh máu

V. điều trị:

- vật lý trị liệu: hồng  ngoại,  siêu âm, dắp paraffin, sóng ngắn, điện  sung, tập với xe đạp

- thuốc điều trị:

+ thuốc giảm đau: paracetamol, efferalgal  0,5g liều 1-3g/24h

+ chống viêm không steroid:

. Meloxicam (auxicam, mobic)7,5mg viên x 2 viên/ngày

. celecoxid 200mg uống 1-2 viên/ngày

+ thuốc khác:

  . Kacetam 800mg x1-2 viên/ ngày

  Faboxyl x 1-2 viên/ngày

Cinazizin 25mg x 2-4 viên/ngày

. mydopeson 50mg uống 1-2 viên/24h

.Omepazol 20mg, pantoprazol 40mg uống 01 viên/24

Hydan x 20 – 30 viên/ngày; vinphote x 2-4 viên/ngày

-  điện châm: phong trì, kiên tỉnh, thiên trụ, thiên tong, dương lăng tuyền, dương trì, nội quan, thần môn, tam âm giao

- xoa bóp bấm huyệt vùng cổ vai

- chôn chỉ các huyệt trên

- điều trị 1-2 đợt không tiến triển chuyển điều trị nội trú

 

 

11.THOÁI HÓA CỘT SỐNG THẮT LƯNG

 

I . ĐẠI CƯƠNG

     Thoái hóa cột sống là bệnh thường gặp ở người cao tuổi liên quan đến lão hóa dấn đến biến đổi hình thái gồm các biến đổi thoái hóa ở các đĩa đệm thân đót sống và ở các mỏm gai sau và tình trạng hư hại phần sụn của đĩa sụn mặt trên đốt sống, đĩa đệm và sụn khớp liên mỏm gai sau, mọc gai, mỏm xương ở chuỗi thân đốt sống

   Thoái hóa cột sống thắt lưng ở một số bệnh nhán lớn tuổi, các gai xương có thể phát riển dọc theo suất toàn bộ theo chiều đài của cột sống

II. CHẨN ĐOÁN:

Có 3 thể lâm sang của thoái hóa cột sống thắt lưng tùy thuộc vào mức độ tổn thương của đĩa đệm

1. Đau lưng cấp tính:

- cơn đau xuất hiện sau một động tác mạnh quá mức , đột ngột và trái tư thế( mang vác nặng, đảy ,ngã)

- đau thường ở vùng cột sống thắt lưng, có thể đau cả 2 bên nhưng không lan, vận động bị hạn chế và khó thực hiện các dộng tác của cột sống, thường không ó dấu hiệu  thần kinh

- co cứng cơ cạnh cột sống vào buổi sang và giảm sau khi vận động

2. đau lưng mạn tính:

- khi đau thắt lưng kéo dài >3 tháng

- đau âm ỉ vùng thắt lưng không lan xa, dau tăng khi vận động, thay đổi thời tiết, giảm khi nghỉ ngơi

- cột sống có thể biến dạng một phần, hạn chế 1 số động tác cúi, nghiêng

3. đau cột sống thắt lưng, đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm:

- đau đột ngột, lan xuống mông mặt sau đùi đén tận hết ngoán chân

- khám thấy cột sống vẹo, hội chứng rễ (+), hội chứng cột sống (+)

- xq có đấ hiệu chung hẹp khe đĩa đẹm, gai xương, hẹp lỗ lien hợp

- chụp MRI thấy rõ

- chụp cắt lớp vi tính cũng có thể thấy được tổn thương

III. các xét nghiệm:

-          Công thức máu

-          Hóa sinh máu: ure, creatinin, got, gpt, calci…

-          Đo độ loãng xương

-          Xq cột sống thắt lưng thẳng nghiêng

-          Chụp cắt lớp vi tính

-          Điện tim

-          Siêu âm ổ bụng

IV. điều trị:

- vật lý trị liệu: hồng  ngoại,  siêu âm, đắp paraffin, sóng ngắn, điện  sung,

- thuốc điều trị:

+ thuốc giảm đau: paracetamol, efferalgal  0,5g liều 1-3g/24h

+ chống viêm không steroid:

. Meloxicam (auxicam, mobic)7,5mg viên x 2 viên/ngày

. celecoxid 200mg uống 1-2 viên/ngày

+ thuốc khác:

. mydopeson 50mg uống 1-2 viên/24h

.Omepazol 20mg, pantoprazol 40mg uống 01 viên/24

Vitamin nhóm B uống 1-2 viên/ngày

Hydan x 20- 30 viên/ngày

Vinphonte uống 2-4 viên/ngày

Rotundin 30mga x 1-2 viên/ngày

- điện châm: giáp tíc 2 bên, thận du, đại trường du, túc tam lý, tam âm giao

- xoa bóp bấm huyệt vùng thắ lưng

- chôn chỉ các huyệt trên

- điều trị 1-2 đợt không tiến triển chuyển điều trị nội trú

 

12.BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

I.ĐẠI CƯƠNG :

Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh lý tự miễn điển hình, diễn biến mạn tính với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề do đó cần được điều trị tích cực ngay từ đầu bằng các biện pháp điều trị hữu hiệu để làm ngừng hay làm chậm tiến triển của bệnh, hạn chế tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

2. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ SINH BỆNH

− Bệnh chưa rõ nguyên nhân, liên quan đến nhiễm khuẩn, cơ địa (nữ giới, trung niên, yếu tố HLA) và rối loạn đáp ứng miễn dịch.

 − Trong đó vai trò của lympho B (miễn dịch dịch thể), lympho T (miễn dịch qua trung gian tế bào), đại thực bào… với sự tham gia của các tự kháng thể (anti CCP, RF…) và các cytokines (TNFα, IL6, IL1…).

3. CHẨN ĐOÁN

 3.1. Tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) 1987

 − Hiện nay tiêu chuẩn này vẫn đang được áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới và Việt Nam đối với thể biểu hiện nhiều khớp và thời gian diễn biến viêm khớp trên 6 tuần.

+ Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ.

+ Viêm tối thiểu ba nhóm khớp: sưng phần mềm hay tràn dịch tối thiểu 3 trong số 14 nhóm khớp sau (kể cả hai bên): khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân.

+ Viêm các khớp ở bàn tay: sưng tối thiểu một nhóm trong số các khớp cổ tay, khớp ngón gần, khớp bàn ngón tay.

+ Viêm khớp đối xứng.

+ Hạt dưới da.

+ Yếu tố dạng thấp trong huyết thanh dương tính.

+ Dấu hiệu X quang điển hình của VKDT: chụp khớp tại bàn tay, cổ tay hoặc khớp tổn thương: hình bào mòn, hình hốc, hình khuyết đầu xương, hẹp khe khớp, mất chất khoáng đầu xương.

Chẩn đoán xác định: khi có ≥ 4 tiêu chuẩn. Triệu chứng viêm khớp (tiêu chuẩn 1- 4) cần có thời gian diễn biến ≥ 6 tuần và được xác định bởi thầy thuốc.

 Tiêu chuẩn ACR 1987 có độ nhạy 91-94% và độ đặc hiệu 89% ở những bệnh nhân VKDT đã tiến triển. Ở giai đoạn bệnh mới khởi phát, độ nhạy chỉ dao động từ 40-90% và độ đặc hiệu từ 50-90%.

3.2. Xét nghiệm cận lâm sàng cần chỉ định

 − Các xét nghiệm cơ bản: tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, protein phản ứng C (CRP)…, xét nghiệm chức năng gan, thận, Xquang tim phổi, điện tâm đồ...

− Các xét nghiệm đặc hiệu (có giá trị chẩn đoán, tiên lượng):

 + Yếu tố dạng thấp (RF) dương tính trong 60 - 70 % bệnh nhân.

+ Anti CCP dương tính trong 75 - 80 % bệnh nhân. + Xquang khớp (thường chụp hai bàn tay thẳng hoặc các khớp bị tổn thương).

3.3. Chẩn đoán phân biệt:

      Lupus ban đỏ hệ thống, thoái hoá khớp, gút mạn tính, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến...

 4. ĐIỀU TRỊ

− Điều trị triệu chứng: nhằm cải thiện triệu chứng viêm, giảm đau, duy trì khả năng vận động (tuy nhiên các thuốc này không làm thay đổi được sự tiến triển của bệnh).

+ Các thuốc kháng viêm không steroid (KVKS- NSAIDs).

Các thuốc kháng viêm ức chế chọn lọc COX2 (được chọn lựa đầu tiên vì thường phải sử dụng dài ngày và ít có tương tác bất lợi với methotrexat).

Celecoxib: 200mg, uống 1 đến 2 lần mỗi ngày.

Hoặc Meloxicam: 7,5 mg x 1-2 viên/ngày.

Các thuốc kháng viêm ức chế không chọn lọc: Brexin (piroxicam + cyclodextrin) 20mg uống hàng ngày.

Hoặc các thuốc kháng viêm không steroid khác (liều tương đương).

+ Corticosteroids (Prednisolone, Prednisone, Methylprednisolone) đợt tiến triển Thể vừa: 16-32 mg methylprednisolon (hoặc tương đương), uống hàng ngày vào 8 giờ sáng, sau ăn. Thể nặng chuyển tuyến trên điều trị ngoài khớp nặng): bắt đầu từ  + Thể mới mắc và thể thông thường: sử dụng các thuốc DMARDs kinh điển methotrexat khởi đầu 10 mg một lần mỗi tuần. Tùy theo đáp ứng mà duy trì liều cao hoặc thấp hơn (7,5 - 15 mg) mỗi tuần (liều tối đa là 20 mg/ tuần). Hoặc Sulfasalazin khởi đầu 500 mg/ngày, tăng mỗi 500 mg mỗi tuần, duy trì ở liều 1.000 mg x 2 lần mỗi ngày. Kết hợp: methotrexat với sulfasalazin hoặc hydroxychloroquine nếu đơn trị liệu không hiệu quả. Kết hợp: methotrexat, sulfasalazin và hydroxychloroquine nếu kết hợp trên không hiệu quả.

- hydan x 20- 30 viên/ngày hoặc viphote x 2-4 viên /ngày

- điện châm: đại chùy, phong môn, hợp cốc, khúc trì,kiêng ngung,  túc tam lý, huyết hải

Các huyệt tại các khớp sưng đau và vùng lân cận

- chôn chỉ các huyệt trên

- điều trị 1-2 đợt không tiến triển chuyển điều trị nội trú

 

13. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ DI CHỨNG GÃY XƯƠNG

            I. ĐẠI CƯƠNG:

            1.1. Định nghĩa

Gãy xương là loại tổn thương ảnh hưởng tới sự toàn vẹn của xương.

            1.2. Nguyên nhân 

- Do chấn thương: tai nạn lao động, sinh hoạt, giao thông, chiến tranh.

- Do bệnh lý: viêm xương tuỷ, lao xương, ung thư xương, loãng xương.

- Do bẩm sinh.

II. CHỈ ĐỊNH CẬN LÂM SÀNG:

            - Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng: huyết học,sinh hóa,nước tiểu.

            - Chụp Xquang xương thẳng – nghiêng.

            - Đo độ loãng xương.

III. THUỐC ĐIỀU TRỊ:

1. Giảm đau chống viêm:

 + thuốc giảm đau: paracetamol, efferalgal  0,5g liều 1-3g/24h

+ chống viêm không steroid:

. Meloxicam (auxicam, mobic)7,5mg viên x 2 viên/ngày

. celecoxid 200mg uống 1-2 viên/ngày

+ thuốc khác:

 . mydopeson 50mg uống 1-2 viên/24h

  .Omepazol 20mg, pantoprazol 40mg uống 01 viên/24

  Vitamin nhóm B uống 1-2 viên/ngày

   Hydan x 20- 30 viên/ngày

   Vinphonte uống 2-4 viên/ngày

    Rotundin 30mga x 1-2 viên/ngày

2. Bổ xung canxi:      

     Calcitriol 0.25mg x 02 viên/ ngày

IV. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG:

    - Nhiệt nóng ẩm: Chiếu đèn hồng ngoại, Bó parafin ngày 01 lần thời gian 20 – 30 phút.

    - Xoa bóp trị liệu vùng chấn thương ngày 1 lần thời gian 20 – 30 phút.

     - Điện xung ngày 1 lần   đến 4 liệu trình.

    - Vận động trị liệu: thời gian 20 – 30 phút/lần ngày 1 lần.

+ Kỹ thuật giữ nghỉ.

+ Tập chủ động trợ giúp.

+ Tập có sức kháng cản.

+ Hoạt động trị liệu.

+ Tập đi với dụng cụ trợ giúp (nạng gậy), luyện dáng đi.

Trên đây là những nguyên tắc chung về phục hồi chức năng cho người bị gãy xương. Trong thực tế, tuỳ theo  từng trường hợp cụ thể mà người ta chọn các loại bài tập phù hợp với tình trạng người bệnh, loại gãy xương và xương bị gãy.

IV. CHÂM CỨU

            Châm tả các huyệt tại chỗ.

            Châm toàn thân các huyệt:

            - Vùng cổ gáy: Lạc chẩm, Hợp cốc, Đốc du.

            - Vùng cổ chân: Huyền trung, Thái xung.

            - Vùng thắt lưng: Thận du, Ủy trung.

            - Vùng cổ tay: Thủ tam lý, hợp cốc.

            - Vùng khuỷu tay: Hợp cốc, Trung phủ.

            - Vùng đùi, cẳng chân: Dương lăng tuyền, Túc tam lý.

            - chôn chỉ các huyệt trên

          - điều trị 1-2 đợt không đỡ chuyển điều trị nội trú

 

 

Thẻ:
Chia sẻ: